EvoThink – Tư Duy Tiến Hóa #2: Lông Vũ và Mắt Xích Thiếu Ảo Diệu

BÀI VIẾT ĐÃ HOÀN THIỆN!!!

Trong cuộc tranh luận trước quần chúng vào năm 1982 giữa các tiến sĩ Miller, Milne và Morris, Gish, bên ủng hộ tiến hóa đã đưa ra 3 tấm bảng, bảng thứ nhất vẽ xương cánh của một con chim, bảng thứ hai để trống và bảng thứ ba chi trước của một con coelurosaur nhỏ, và thách thức đối thủ vẽ thử dạng trung gian giữa chúng – một hình dáng như thế nào sẽ thỏa mãn điều kiện của người chống tiến hóa về “mắc xích thiếu” họ luôn rêu rao tiến hóa không thể tìm thấy. Cả Morris và Gish đều không chịu đặt những tuyên bố mạnh miệng của mình lên giấy trắng mực đen.

Trong bài viết này, ta sẽ thấy, cũng may là họ đã không dám cho ta một khung thành cố định ;).  

LOGO

Ở EvoLit, tôi KHÔNG muốn các bạn tin thuyết tiến hóa.

Nghĩa là tôi không muốn các bạn chỉ húp thông tin từ tui một cách thụ động; mà tôi tin rằng khi các bạn xem xét bằng chứng – và được hỗ trợ để hiểu chúng, vì chúng ta đều là dân không chuyên – các bạn sẽ chấp nhận thuyết tiến hóa và hiểu tại sao cộng đồng khoa học, giáo dục, luật pháp và tôn giáo cũng vây. Chỉ tư tưởng có được nhờ tư duy phản biện mới có giá trị học thuật, và đó là điều tui muốn mang lại. Vì thế tôi viết chùm bài EvoThink – Tư duy Tiến hóa để chúng ta cùng thảo luận.

Kiến thức nền nên đọc trước:

_Leo Cây Tiến Hóa: cách đọc cây tiến hóa

_Mần Răng Mà Vẹ Con Khủng Long: Quá trình phục chế các sinh vật tiền sử.

Lưu ý:

Bấm chữ N dưới hình để tìm nguồn ảnh, dẫn chứng của các chi tiết được dẫn link ngay trong từ khóa và chi tiết về bài viết của các tác giả được nhắc đến trong bài nằm ở phần Tham Khảo Và Trích Dẫn cuối bài. Như thường lệ, tất cả các tài liệu đều có link bản đầy đủ hoặc file pdf trong Thư Viện.

Đây lại là một bài ứa nước mắt nữa vì tiến hóa của chim có quá nhiều thứ hay ho và trong kho vũ khí chống chống tiến hóa ta cần vài (chục) bài chứng minh chỉn chu, chặt chẽ, chắc chắn tận răng, các bạn ráng kiên trì bấm lật trang nhé, cảm ơn nhiều :).

***

I. TIẾN HÓA (CÁI MÃ) CHIM

Có tiến hóa không?   1

Một số hóa thạch đại diện 1

Hổ phách 2

Di tích hóa thạch 2

Vì sao tiến hóa? 3

Làm sao tiến hóa? 4

Mõm 4

Răng 4

Chi trước 4

Chi sau 5

Đuôi 5

Lông vũ 5

Thảo luận 6

II. MẮT XÍCH THIẾU 6

Câu hỏi chống tiến hóa hợp lý 6

MINI GAME! 6

Trả lời câu hỏi chống tiến hóa hợp lý

Nghịch lý bà nội “sinh sau đẻ muộn” 7

Tại sao bong bóng sống cùng máy bay tàng hình? 7

Sinh vật chuyển tiếp ở đâu? 8

Vụ lừa đảo Archaeoraptor 9

III. TÓM TẮT & KẾT 10

THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN 11

TIẾN HÓA (CÁI MÃ) CHIM

.
Người chống tiến hóa sẽ đưa bạn hai hình ảnh này, để sự khác biệt quá lớn giữa chúng gây choáng và tuyên bố chắc nịch là có 100 tỷ năm cũng “con” bên trái cũng không thể “biến” thành “con” bên phải. Nhưng đó là một cách tiếp cận vấn đề lười nhác về tư duy và kém cỏi về giá trị: chưa có thành quả trí tuệ nào sinh ra từ việc đưa tay lên trời đầu hàng và nói “Không bao giờ giải được đâu!”. Hãy cùng làm theo cách mà loài người từ cổ chí kim đã làm để đạt được lượng kiến thức của ngày hôm nay: cắt nhỏ vấn đề, đơn giản hóa, vận dụng cái đã biết và chập chững từng bước tới sự thật.

 

Nguyên con bố trí sao để mà bay được thì phức tạp lắm, dính tới khí động học vật lý đồ nữa, nên sẽ có bài riêng nói hết về cách bay của dơi, côn trùng, sóc bay v.v. đủ luôn. Bài này ta sẽ chỉ bàn sơ về những thay đổi rõ ràng nhất ở bề ngoài để từ “con” khủng long biến thành “con” chim.

 

Có tiến hóa không?

Các nhà sinh học tiến hóa sớm thống nhất rằng chim là họ hàng rất gần gũi của khủng long, nhưng chúng tiến hóa từ nhóm sinh vật gì? Nếu là khủng long thì là nhóm khủng long nào?… đều là những câu hỏi hóc búa của thuyết tiến hóa trong nhiều năm. Hiện ý kiến đa số là không những chim tiến hóa từ khủng long, mà chim chính là một nhóm khủng long – biết bay.
Nếu bạn nhìn hình này và nghĩ có dưới tiến hóa thành con trên, vui lòng xem lại bài Leo Cây Tiến Hóa – Hướng Dẫn Đọc Gia Phả Các Loài
Theo gia phả này, ta có thể thấy, chim gần gũi với khủng long hơn cả bò sát như cá sấu và rùa với cả hai 😀
Đúng vậy, mấy con nâu nâu xấu xấu bẩn bẩn đu dây điện ngoài cửa sổ là một bầy khủng long.
Đối tượng được coi là tổ tiên của chim là theropod (khủng long chân thú) (thậm chí có thể coi chim cũng là theropod!). Nhóm khủng long đi bằng hai chân này bao gồm con vật ăn thịt lớn nhất từng tồn tại và cả thứ có xương sống biết bay nhỏ nhất trên đời (chim ruồi) và những ngôi sao từ phim Công Viên Kỷ Jura như velociraptor và T-rex (khủng long bạo chúa).
Allosaurus

 

Vậy chúng ta có hóa thạch nào mang những đặc điểm của cả theropod và chim? Cùng xem xét sơ từng đặc điểm theo truyền thống năm xưa, mỗi cái cho thử một ví dụ chuyển tiếp
Bấm nút mũi tên để bắt đầu trình chiếu
so-1
Mõm Khủng long (theropod) thì có răng nhọn, chim thì không nhưng có mỏ cứng

archaeopteryx-vs-chick

archaeopteryx-vs-chick-diagram
Archaeopteryx có mắt và sọ to nhưng lại có răng và thiếu mỏ cứng
chi-truoc
Chi trước Khủng long (theropod) thì có 3 hoặc 4 ngón, chim thì có 3 ngón hơi nhập lại. Chú ý so với tay người. Cái ta dễ lầm là xương ngón thực ra là xương bàn tay, các ngón đã nhập vào nhau thành khối nhọn bên trên
chi-truoc-2
Hai bàn tay chuyển tiếp cho thấy vẫn còn rõ 3 ngón tay riêng biệt (thậm chí bàn tay ở trên còn có một ngón nhỏ tiêu giảm, tiếp theo xu hướng vốn đã tiêu giảm ở hóa thạch bên trái) tuy nhiên ngón tay đã dài mảnh hơn.
mu
Xương mu (vâng, quan trọng mà) Khủng long (theropod) thì “chĩa” ra trước, chim thì “chĩa” ra sau.
mu-2
Miễn bàn ^^
chan-sau
Chi sau: của khủng long to, khỏe, ngón cái không chạm đất, xương mác rõ và dài. Của chim thon, xương mác tiêu giảm, ngón cái có thể chạm đất (lưu ý so sánh của nó với chân người)
chan-sau-2
Xương mác vẫn còn
duoi
Đuôi Khủng long (theropod) thì có đuôi dài phát triển, chim thì đuôi cụt
duoi-2
Đuôi tương đối ngắn và có vùng xương lưỡi cày do các đốt sống nhập lại
how-to-hatch-a-dinosaur
Những đặc điểm khủng long ướm lên mình gà
canh
Nhưng còn sự chuyển tiếp giữa hai thằng này thì sao?

Banana

*

*

*

*

*

*

*

Xoắn thật, riêng vụ lông lá này chúng khác nhau quá, thật không nghĩ ra được trung gian nó phải như thế nào!

 

Bạn nào đã từng cầm một cái lông chim lên soi mới biết nó hoàn toàn không phải một cấu trúc 2 chiều, mỗi sợi lông đều có hai phiến lông hai bên bao gồm rất nhiều sợi tơ dính liền nhau nhưng có thể xé tưa ra được (do có thứ trăng trắng ở giữa nối các sợi tơ lại). Ép vào “cánh” của sợi lông, tay ta cho biết một cảm giác …xốp và đàn hồi, nguyên mảng sẽ cùng di chuyển. Soi dưới kính hiển vi ta còn thấy hàng vạn cây móc tí hon đan cài vào nhau.

 

 

Lông chim có một thân ống (ranchis) to và cứng, với các sợi tơ (barb) hai bên, trên sợi tơ lại có nhiều sợi tơ con nhỏ (barbule), trên mỗi sợi tơ con lại có nhiều mấu/móc (hooks). Tổ hợp cấu trúc này làm lông chim vừa bền chắc, lại vừa mỏng, nhẹ, lý tưởng vô cùng cho bay lượn. Lông chim và vẩy bò sát khác nhau như ban đêm với ban ngày, không thể chối cãi!
Thế nhưng, chúng ta đừng nên rơi vào suy luận trắng – đen, không phải chỉ có đỉnh cao hoặc không gì cả. Chim cũng có năm, bảy (ngàn) đường chim.
Chính xác có bao nhiêu loài chim? 10,426 (tháng 6 2014)
Về màu sắc, chúng ta có loại lông cầu kỳ như mắt công, lấp lánh chiếu sáng, ren rua tưng bừng, thì kém hơn cũng có óng ả như đuôi gà, xấu hơn nữa thì buồn tẻ như con chim sẻ.
Về cấu trúc, chim cũng không chỉ có lông bao (loại lông có thân ống lớn cứng chính giữa, còn phải chia ra làm lông cánh, lông đuôi, và lông phủ mình chim) cấu trúc phức tạp như trên, mà còn có lông tơ, lông bông không có móc. Chỉ trên một con chim cũng đã thấy nhiều cấp độ, hình dạng và chức năng lông, gợi ý cho các nhà sinh học về tiến hóa.
Thay vì bỏ cuộc, họ làm “đúng quy trình”, chiếu theo kiến thức đã biết để đặt giả thuyết và kiểm chứng chúng. Làm sao mà vẩy “biến” thành lông vũ? Ờ, khó hen, vậy làm sao mà móng “biến” thành tóc? Móng và tóc chẳng biến được thành gì nữa hết, hai đều là keratin chết cả – tuy nhiên cả hai đều đến từ cùng một nguồn: biểu bì. Mối quan hệ của vẩy và lông vũ cùng vậy: không thằng nào biến được thành thằng nào, mà nói đúng phải là mô tạo ra vẩy đã thay đổi thành mô tạo ra lông vũ. Tiến hóa hay không thì vẩy bò sát và lông chim là cơ quan tương đồng.

Mô da có thể đã 1) tạo ra vẩy kéo dài => vẩy tưa ra => hình thành thân ống => hình thành nhánh; hoặc 2)Tạo ra chân lông => tạo ra kẽ dọc ống dài => tạo ra nhánh => tạo ra thân và nhánh nhỏ, trước hoặc sau nhau.

Để kiểm chứng hai giả thuyết này, trước hết ta cần xem xét coi còn bằng chứng nào tồn tại từ thời khủng long không.