P { margin-bottom: 0.08in; }A:link { }
Chỉnh sửa ngày 14/4/2013 để chèn thêm ảnh. Lưu ý: hiện EvoLit không dùng tên miền evolit.talk4fun.net nữa, chỉ có một tên miền là http://www.evolit.tk
“Từ vài ngàn năm nay, khi con người đã biết viết chữ trên giấy, chưa hề có một con khỉ nào đột nhiên thông minh như con người.”
1. Chữ viết đã có từ nhiều ngàn năm nhưng hầu hết chiều dài lịch sử, đa số con người đều mù chữ, vậy họ có thể ghi chép lại điều họ thấy ko, hay chỉ có thể truyền miệng để rồi nó biến tướng hết nhìn ra thành những chuyện “Bác Ba Phi”?
2. “Vài ngàn năm” có thể hù được thiên hạ, nhưng với những người có tìm hiểu chút ít về tiến hóa, khoảng thời gian đó chẳng đáng là bao cả. Khi người ta nói về tiến hóa, người ta nói “trăm ngàn năm”, “triệu năm”, “chục triệu năm” v.v, chứ ngàn năm là thời gian quá ngắn để cho những thay đổi quá lớn diễn ra. Tiến hóa khả thi vì nó chọn lọc dựa trên những biến dị nhỏ hình thành tự nhiên trong quần thể sinh vật qua một khoảng thời gian rất dài chứ không có gì “đột nhiên”.
Tự nhiên bùm một cái mà thành tuyệt thế thì đúng là chỉ có trong phim chưởng, nhưng tiến hóa (TH) có nói thế đâu! TH đâu có nói “hihi con khỉ đang dài 1 m, óc như trái nho qua một đột biến thành con người cao 1.75 hộp sọ 1700 cm3”?! Không cần tài liệu cao xa, ngay SGK 12 đã đưa ra một loạt các dạng trung gian mà qua đó vượn người cao dần và óc bự dần ra. Từ vượn người tổ tiên Đriôpitec (Dryopithecus africanus) hộp sọ 350 cm3=> Australopithecus cao 1.2-1.4m, 450-750 cm3=>Homo habilis 1.5m, 600-800 cm3 đã đi thẳng đứng biết chế tác công cụ đá=>Homo erectus 1.7m, 850-1100 cm3=> Homo neanderthalensis, tuy không phải tổ tiên con người nhưng cũng thể hiện biến chuyển về thể tích hộp sọ: 1400 cm3=> Người Crômanhôn 1.8m, 1700 cm3. Cái “đột/tự/bỗng nhiên” một lần nữa cho thấy sự hoàn toàn mù mờ của tác giả về tiến hóa, đó là 18 triệu nămđấy ;)! Tự nhiên thông minh, tự nhiên cao đúng là không được nhưng cao dần lên, thông minh dần lên được không? CÓ! Minh chứng là ngày xưa ta gọi “Nhật lùn”, vì họ thấp bé nhẹ cân, ngày nay mấy người “Nhật lùn” có chiều cao trung bình nam 1.7m nữ 1.6m trong khi VN ta thì nam 1.6m nữ 1.5m!
Từ một sinh vật gần giống tinh tinh – “con khỉ” – 7 triệu năm trước (tuổi ước tính của loài CHLCA – Chimpanzee-Human Last Common Ancestor, tổ tiên chung cuối cùng của tinh tinh và người) là thời gian hai nhánh tách ra từ cây tiến hóa đã tạo thành người và tinh tinh. Chúng ta thật ra không thể hình dung 7 triệu năm là một khoảng thời gian dài thế nào đâu. Từ thời Hùng Vương dựng nước đến nay, xuyên suốt chiều dài lịch sử đã bao biến cố xảy ra, bao thế hệ người sinh ra và chết đi vậy mà chỉ có 4000 năm; 7 triệu năm là đủ cho lịch sử của dân tộc ta lặp lại 1750 lần! Vâng, nếu chúng ta coi một thế hệ là 20 năm, thì “bỗng nhiên” = 350,000 thế hệ. Nếu cứ mỗi thế hệ óc lại to thêm một tí, thông minh hơn 1 tí, đứng thẳng hơn một tí thì thật ra chuyện tiến hóa chẳng hoang đường như tác giả cố làm nó nghe có vẻ thế, nhất là khi xét thấy khỉ vốn đã rất thông minh.
b- [Khỉ làm sao khôn bằng cá heo và chó =>Trong giới loài vật, khỉ không phải là thông minh nhất. [Tóm tắt] Cá heo thông minh biết đùa giỡn => quân đội Mỹ từng dùng cá heo để quăng bom VN. Giống chó còn thông minh ác liệt=> Có con chó đi trả thù cho chủ. Nhiều con chó được tôn thờ=> chuyện con chó của Bá Tước “Không bao giờ Cười” (Never-smiled Count). Rái cá xây “nhà lầu”…
=> lên án khỉ chí biết ăn, ngủ, làm tinh, và khọt khẹt!] (Nếu nói vì “khỉ thông minh giống người nên khỉ là thủy tổ của loài người” thì không đúng bằng nói “cá heo, chó, chim… thông minh hơn người nên cá heo, hoặc chó, hoặc chim mới đúng là thủy tổ nhân loại.”.)
Đọc “lỗ” này, tôi cảm nhận: phải chăng đối với tác giả, việc làm con cháu của động vật cũng không thành vấn đề, miễn đó không phải là những con khỉ ngu độn?
Thứ nhất, đây là một thái độ rất phản khoa học: thừa nhận hay chối bỏ thực tế chỉ dựa trên cảm xúc mà thực tế đem lại. Trong cộng đồng khoa học có câu nổi tiếng sau “You can have your own beliefs, but you can’t have your own facts” – “Anh có thể có ý kiến/niềm tin riêng, nhưng anh không thể có thực tế riêng”; “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo“, dù có chê, dù có chối bỏ, anh cũng không thể nào cắt đứt được sợi dây di truyền gọi là ADN nối anh với những tổ tiên anh cho là thấp hèn hơn mình và tất cả những sinh vật sống anh cho là hạ đẳng nhất, nó ở trong từng tế bào, nhịp tim & hơi thở của anh, và trong cả những ‘cơn mưa’ đang bay ra từ những lời xuyên tạc.
Thứ 2, Khỉ và vượn không chỉ rất sáng tạo, mà còn có năng lực nhìn thấy bản chất của vấn đề. Xem video sau, trích từ phim tư liệu Ape Genius của đài National Geographic nổi tiếng để thấy ai mới là ” chỉ biết lặp lại điều gì mà người ta dậy, chứ không hề có sáng kiến” 😉
Lưu ý ngay từ đầu con vượn đã lấy ngón tay đẩy thanh chắn ra, vì nó hiểu được cốt lõi là đẩy để lộ cái lỗ trên nắp lộ ra, cho nên cái gì tiện thì cứ dùng chứ không nhất thiết cứ phải dùng que gỗ. Ngay khi nó nhận ra chỉ cần 1 bước duy nhất sẽ có kẹo, nó lập tức bỏ qua những thao tác thừa trong khi “con non” chúng ta thì cứ rập khuôn mà tiến mặc dù rất có thể chúng đều thấy làm thế là vô nghĩa. Ý video này không phải nói là trẻ em ngu hơn vượn, mà là cách học tập của chúng khác: chúng luôn sợ muốn làm vừa lòng người lớn, luôn cố bắt chước thật chính xác. Nhưng một điều thí nghiệm cho thấy rất rõ ràng: vượn hoàn toàn có khả năng học tập, mày mò, phân tích tình huống và đưa ra quyết định hợp lý.
Hãy xem video trên và theo link này để chơi thử trò chơi đó để xem bác có thực sự thông minh nhạy bén hơn “loài khỉ ngu độn”. Vâng, bác hoàn toàn có thể nói “con khỉ” chẳng qua được rèn luyện lâu mà thôi. Nhưng thử hỏi nếu không có một bộ óc đủ năng lực học tập, phát triển đủ cao thì liệu có dạy được nó hiểu nó phải làm gì và ứng phó thật nhanh trước những con số được trộn ngẫu nhiên không?
Khỉ & vượn còn có khả năng sáng tạo & học cách chế tạo + sử dụng công cụ. Ghi nhận lần đầu vào thập niên 1960 khi Jane Goodall nhìn thấy tinh tinh hoang dã dùng một nhánh cây để ‘câu’ kiến (Khôn ở chỗ tinh tinh biết nhai đầu cành cho tưa như cây chổi và liếm cho ẩm chổi để bắt được nhiều mối hơn.)
– Từ đó đã bùng nổ các bằng chứng về trí thông minh của linh trưởng đặc biệt trong việc sử dụng công cụ: chúng có thể làm ra những cái giáo (và đi săn theo bầy có chiến thuật) để đi săn, mồi câu, làm gậy chống để dò độ sâu của nước v.v. ‘Công cụ’ không phải đụng đâu đập đó mà là cả một bộ công cụ dùng cho các mục đích khác nhau. Ngay cả khi là học từ người, chúng cũng không cần nhất thiết phải học hết, như một cái máy bắt buộc phải học, mà có thể tư duy để phát triển những gợi ý.
Nhưng từ khi các nhà khoa học đi theo một hướng nghiên cứu mới đó là dạy vượn cách dùng ngôn ngữ kí hiệu thì đã rất thành công:
![]() |
Kanzi |
Thật ra tác giả đang cố đánh lạc hướng người đọc về trí thông minh để ta quên đi một sự thật: Trong giới động vật về ngoại hình không có bất cứ loại nào giống chúng ta hơn vượn – điều này cả những kẻ chống tiến hóa điên khùng nhất cũng không thể chối cãi!
![]() |
Biểu cảm của các vượn lớn 🙂 |
Sao biết mình gần với vượn chứ không phải khỉ, cá heo hay chó? Cái ngón tay cái đối (có nghĩa là ngón cái có thể chạm hết các ngón còn lại :), cái này vượn có, đa số khỉ (một đống khỉ như bác nêu, chỉ có 2 loài khỉ châu Mỹ có ngón cái) không có còn cá heo và chó thì càng không), cái biểu cảm khuôn mặt (con cá heo biết cười hè hè nhưng nó biết cười ‘nhăn răng’ không? Tinh tinh biết cả 2). Giống tới vị trí từng cái xương, cấu trúc não bộ, không khác một axit-amin nào! Đi tìm bà con (nhấn mạnh là bà con chứ chưa nói đến tổ tiên) gần nhất của con người thì vượn chính là lựa chọn đầu tiên & hiển nhiên nhất.
![]() |
Biểu cảm của đười ươi so với vượn trụi lông 😉 |
Trong thí nghiệm nổi tiếng của Gordon Gallup Jr. năm 1970, chỉ có 9 loài vật vượt qua bài kiểm tra gương – tức là khả năng nhận thức được mình trong gương, trong đó hết 5 loài là Great Apes – Vượn cao cấp, và đó toàn bộ 5 loài vượn cao cấp : 1.bonobo, 2.tinh tinh, 3.đười ươi, 4.gorilla, những loài được các nhà khoa hoc4 xếp gần gũi nhất con người và 5.con người. (cứ gõ Great Apes (nhớ bỏ mấy cái về Songoku) sẽ ra). Nhà động vật học Desmond Morris trong cuốn “The Naked Ape” nổi tiếng đã gọi con người là vượn trần trụi, cũng là tựa đề của cuốn sách nổi tiếng của ông:) Xin nói thêm là trong số đã vượt qua bài kiểm tra gương đó không có con chó hay con rái cá gì đó đâu!). Xin hỏi bác đã đọc bao nhiêu tài liệu, sách vở, xem bao nhiêu cuốn phim về đời sống linh trưởng mà dám phán một câu “vô tích sự không hề biết trò gì đặc biệt ngoài ăn, ngủ, làm tinh, và khọt khẹt!”? Dựa trên những nhận xét dễ dãi như thế, tôi đoán chắc tác giả nghiên cứu khỉ (và vượn) nhiều nhất qua đôi ba lần đi sở thú, coi phim Tề Thiên thấy Hoa Quả Sơn, còn lại để dành…đoán bừa?

C. KHỈ LÀ LOÀI VÔ CẢM?
CI. Quan hệ bừa bãi = khỉ đồi bại?
Còn về việc con khỉ đực đầu đàn giao phối với hết con cái trong đàn – chế độ “đa thê – Polygyny”. Hệ thống này không phải chỉ có ở linh trưởng (có ở sư tử, sóc bay, linh cẩu & thật ra hầu hết giới động vật…) ở linh trưởng cũng không phải chỉ có đa thê mà còn có chế độ một vợ một chồng (1V1C) – tiêu biểu là vượn Gibbon [vượn má trắng ở Việt Nam ta 🙂 ] & con người kết đôi trọn đời. Thật ra so với thú có vú nói chung thì tỉ lệ 1V1C/Đa thê của linh trưởng khá cao, gần18% so với 5%, con số này không có tính đến con người. Đa thê/đa phu (ĐTĐP) hay 1V1C ở động vật không phụ thuộc vào trình độ phát triển hay quan niệm đạo đức, nó phụ thuộc vào môi trường & hoàn cảnh.
![]() |
Vượn má trắng – bạn đời chung thủy |
Theo trang web của ĐH Missouri, có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến chế độ tình dục: 1.Phân bố tài nguyên 2.Phân bố bạn tình. VD như người thời hiện đại mật độ đực/cái phân bố đều chứ không tập trung thành một khu toàn phụ nữ => khó kiểm soát, rất ít người có khả năng thâu tóm hết tài nguyên (và những người như thế thì ai cũng biết là có rất nhiều phụ nữ bu theo) như một con lưng bạc (khỉ đột đực trưởng thành) có thể làm.
![]() |
|
Redwinged blackbirds |
1V1C cũng có 2 dạng: 1V1C xã hội & 1V1C sinh lý, cái thứ nhất liên quan với việc kết đôi/chăm sóc con còn cái thứ 2 liên quan tới giao phối, với 1 bạn tình duy nhất. Cũng như ở người, trong thế giới động vật 2 cái này hay đi chung với nhau nhưng cũng có khi có những mối quan hệ ngoài luồng. Hành vi chó thế nào cứ quan sát trong xóm làng còn cá heo cũng như con người rất thích sex để mua vui (2 đối tượng tác giả cho là đáng làm tổ tiên người hơn khỉ) đã đành, chim cũng chưa chắc đã chung tình. Trong một chương trình của trường ĐH Nebraska – Lincoln năm 1973, người ta nghiên cứu việc giảm thiệt hại bởi một loại chim (red-winged blackbirds) bằng cách cho các con mái bắt cặp với những con trống bị triệt sản thì một số khá lớn trứng vẫn nở => đừng lí tưởng hóa thế giới động vật.
C2. Khỉ/vượn sống thiếu tình cảm hơn chim chóc?
Ai có đọc báo chắc cũng nhớ bài vài năm trước về một con khỉ đột cái đã ôm xác con nó nhiều ngày liềnvì không chịu tin con nó đã chết “Trong thế giới hoang dã, loài gorilla có thể ôm thi thể con trong suốt 3 tuần, cho đến bao giờ xác bị phân hủy. Chúng có tình cảm rất sâu nặng và thường suy sụp vì cái chết của người thân. Chúng cũng biết cách chôn đồng loại chết, bằng cách phủ lá cây lên xác”. Tình mẫu tử của nó liệu có thua con chim kia? Và liệu tình mẫu tử có phải là thứ có thể cân đong đo đếm hay đem ra so sánh?
_Tinh tinh cho cọp con bú sữa bình:
![]() |
Tinh tinh & ‘tiểu hổ’ |
![]() |
Mẹ gorilla và cái xác vô hồn của đứa con |
_Khỉ đột bảo bọc em bé bị rơi vào chuồng, có tận 2 trường hợp. 1/Là Binti Jua nổi tiếng đã lao ra cứu một em bé 3 tuổi bị rơi xuống khu khỉ đột vào năm 1996, nó đã bế em y như một người mẹ, đưa em đến nơi an toàn và trao em cho nhân viên sở thú. 2/Là Jambo ở vườn thú Jersey năm 1986, tất cả những gì con khỉ đột đực lưng bạc silver-back với hàm răng dễ dàng xé thằng bé xui xẻo ngã vào lãnh địa của mình ra từng mảnh đã lay dịu dàng và đứng trước mặt che chắn nó khỏi những hành động dại dột do sợ hãi của những con khác (vâng, bản chất sự việc này là có là một sinh vật khác loài từ trên trời rơi xuống, khóc lóc & la hét, bản năng sẽ khiến những con khỉ đột khác xem nó như một mối đe dọa, và nếu là chúng ta thì cũng thế thôi). Dù những quan niệm sai lầm trước đây có cố tô vẽ một hình ảnh loài linh trưởng lớn nhất thế giới bạo tàn và hung ác, nhưng ngày nay khỉ đột được gọi là “Gentle Giants – khổng lồ hiền lành”.
![]() |
Hãy dùng bộ não cho các quyết định thông minh- nguổn ảnh |
***
Bổ sung ngày 14/4/2013 – Thực ra tôi đã tính không viết tiếp nữa (dù ở web cũ tôi đã hoàn thành gần hết chùm bài Lỗ hổng) vì tôi thấy đọc 2 bài này là các bạn đủ biết ông Tiến này viết đúng cỡ nào rồi (mà cũng thật ra là do tui làm biếng quá). Nhưng để tránh bà con hồ nghi (một đức tính tốt trong thời đại mà những thứ kiểu ông Tiến viết về khoa học mà cũng có thể lan đi khắp nơi & khối người tin) rằng tôi “ngọng” trước những luận điểm còn lại của ông Tiến, tôi sẽ viết tiếp, mời bà con đón đọc lỗ số 3 😉
2 Comments