Vụ này tôi đã định viết một bài cho đàng hoàng từ lâu, nhưng do bận với mấy cái lỗ của Chu Tất Tiến quá, tôi đã bỏ quên nó. Và giờ, thấy bài báo này đã lan khắp nơi như một loại bệnh dịch, và chỉ vì tôi chậm trễ mà nhiều nhiều người khác đã “nhiễm bệnh”, tôi không thể chần chừ một chút nào được nữa!
Nếu không xem được bạn có thể download bài báo tin180 về xem ở đây. Xin hãy đọc hết toàn bộ 2 phần trước khi xem tiếp.
Bài báo chủ yếu dựa trên bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa,” năm 1997 trên tờ Science và cuốn sách “Những biểu tượng tiến hóa” của Well.
Trong phần này tôi sẽ đề cập đến bài báo trên tờ Science trước:
- Nguyên văn bài báo như sau:
Research NewsDEVELOPMENTAL BIOLOGYDEVELOPMENTAL BIOLOGYHaeckel’s Embryos: Fraud Rediscovered1. Elizabeth Pennisi
Generations of biology students may have been misled by a famous set of drawings of embryos published 123 years ago by the German biologist Ernst Haeckel. They show vertebrate embryos of different animals passing through identical stages of development. But the impression they give, that the embryos are exactly alike, is wrong, says Michael Richardson, an embryologist at St. George’s Hospital Medical School in London. He hopes once and for all to discredit Haeckel’s work, first found to be flawed more than a century ago.
Nhiều thế hệ học sinh, sinh viên môn sinh học đã bị lừa dối bởi một bộ tranh về phôi xuất bản 123 năm về trước bởi nhà sinh học người Đức Ernst Haeckel. Chúng cho thấy những phôi của các loài động vật có xương sống khác nhau trải qua những giai đoạn phát triển giống hệt nhau. Nhưng cảm tưởng mà chúng tạo cho người xem, rằng các phôi giống y hệt nhau, là sai, theo Michael Richardson, một nhà phôi học tại trường Y Bệnh viện St. George. Ông muốn một lần và mãi mãi bác bỏ công trình của Haeckel, mà lần đầu tiên bị phát hiện là sai hơn một thế kỉ trước.
Richardson had long held doubts about Haeckel’s drawings because they didn’t square with his understanding of the rates at which fish, reptiles, birds, and mammals develop their distinctive features. So he and his colleagues did their own comparative study, reexamining and photographing embryos roughly matched by species and age with those Haeckel drew. Lo and behold, the embryos “often looked surprisingly different,” Richardson reports in the August issue of Anatomy and Embryology.
Richardson từ lâu đã mang những mối nghi ngờ về những hình vẽ của Haeckel bởi chúng không phù hợp với nhận thức của ông về các mức mà cá, bò sát, chim và thú có vú phát triển những đặc điểm riêng biệt. Nên ông và cộng sự đã tự thực hiện nghiên cứu so sánh của mình, xem xét và chụp lại những phôi gần đúng các loài và độ tuổi với những phôi Haeckel đã vẽ. Ngạc nhiên chưa, những phôi này “thường khác nhau đến sửng sốt,” Richardson nói trên số tháng 8 của tờ Anatomy and Embryology.
One striking deviation from reality, Richardson says, appears in Haeckel’s drawings of embryos in the “tail bud” stage, which he depicted as identical for different species. While real embryos do share many features at this stage, such as a tail and identifiable body segments, they also have key differences. Human embryos, for example, have tiny protrusions called limb buds, says Richardson, particularly if they have developed to the point of having as many body segments as Haeckel gives them. But Haeckel did not include limb buds. And in his drawings, the chick embryo eye is blackened, like a mammal’s, “but it wouldn’t be pigmented this early,” Richardson says. He adds that Haeckel has given the bird embryo a curl in the tail that resembles a human’s.
Richardson nói rằng có một sự xa rời thực tế trắng trợn xuất hiện trong những hình vẽ phôi của Haeckel trong giai đoạn “mầm đuôi”, mà ông đã vẽ như là giống hệt nhau ở những loài khác nhau. Trong khi những phôi thật có nhiều điểm tương đồng ở giai đoạn này, như đuôi và các phần cơ thể có thể xác định được khác, chúng cũng có những khác biệt quan trọng. VD, Richardson nói rằng phôi người có những phần nhô ra gọi là các mầm chi, đặc biệt là khi chúng đã phát triển đến thời điểm mà chúng có nhiều cơ quan bộ phận như Haeckel đã cho chúng. Nhưng Haeckel đã không đưa mầm chi vào. Và trong những bức vẽ của ông, mắt con gà con đã được tô đen, như mắt một con hữu nhũ, “nhưng những hắc tố sẽ không có sớm thế này đâu” – theo Richardson. Ông bổ sung rằng Haeckel đã cho phôi con chim một khúc cong ở đuôi cho giống con người.
|
Ảnh chụp bài báo năm ấy, “phát hiện chấn động làm lung lay thuyết tiến hóa” như một số kẻ thường tung hô còn chẳng có được một chỗ riêng trên trang.
|
Not only did Haeckel add or omit features, Richardson and his colleagues report, but he also fudged the scale to exaggerate similarities among species, even when there were 10-fold differences in size. Haeckel further blurred differences by neglecting to name the species in most cases, as if one representative was accurate for an entire group of animals. In reality, Richardson and his colleagues note, even closely related embryos such as those of fish vary quite a bit in their appearance and developmental pathway. “It looks like it’s turning out to be one of the most famous fakes in biology,” Richardson concludes.
Haeckel không chỉ thêm bớt các đặc điểm, Richardson và cộng sự nói, mà ông còn bóp méo tỉ lệ để thổi phồng những đặc điểm giống nhau giữa các loài, thậm chí khi kích cỡ chênh lệch gấp 10 lần. Haeckel còn xóa mờ những khác biệt nhiều hơn nữa bằng cách lờ đi việc gọi tên những loài này trong hầu hết các trường hợp, cứ như thể một con là có thể đại diện chính xác cho cả một nhóm sinh vật. Trong thực tế, Richardson và các cộng sự nhận thấy rằng những phôi quan hệ rất gần gũi như những con cá cũng khác đôi chút trong hình dáng và hướng phát triển. “Coi bộ hóa ra đây là một trong những món “đồ dỏm” nổi tiếng nhất trong sinh học,” Richardson kết luận.
This news might not have been so shocking to Haeckel’s peers in Germany a century ago: They got Haeckel to admit that he relied on memory and used artistic license in preparing his drawings, says Scott Gilbert, a developmental biologist at Swarthmore College in Pennsylvania. But Haeckel’s confession got lost after his drawings were subsequently used in a 1901 book called Darwin and After Darwin and reproduced widely in English-language biology texts.
Tin này có lẽ chẳng gây sốc lắm đối với những người đương thời với Haeckel ở Đức một thế kỉ trước: Họ bắt Haeckel thừa nhận rằng ông dựa vào trí nhớ và sự phóng túng nghệ sĩ trong việc sửa soạn những bức tranh của mình, theo Scott Gilbert, một nhà sinh học phát triển tại Trường Swarthmore ở Pennsylvania. Nhưng lời thú tội của Haeckel đã mất hút sau khi những bức tranh của ông dùng trong một cuốn sách năm 1901 tên là “Darwin và hậu Darwin” và được dùng rộng rãi trong những cuốn sách sinh học bằng Tiếng Anh.
The flaws in Haeckel’s work have resurfaced now in part because recent discoveries showing that many species share developmental genes have renewed interest in comparative developmental biology. And while some researchers—following Haeckel’s lead—like to emphasize the similarities among species, Richardson thinks studying the contrasts may be more interesting. Gilbert agrees: “There is more variation [in vertebrate embryos] than had been assumed.” For that reason, he adds, “the Richardson paper does a great service to developmental biology.”
Những lỗi trong công trình của Haeckel đã lộ ra một phần vì những khám phá mới đây cho thấy nhiều loài cùng có chung những gen phát triển đã làm sống lại sự quan tâm trong ngành sinh học phát triển so sánh. Và trong khi một số nhà nghiên cứu – theo bước Haeckel- thích nhấn mạnh những điểm tương đồng giữa các loài, Richardson cho rằng nghiên cứu những điều ngược lại có thể hay hơn. Gillbert đồng ý: “Có nhiều sự khác biệt [giữa các phôi động vật có xương sống] hơn người ta tưởng” Vì lí do đó, ông nói thêm, “Tờ báo của Richardson đã có công lớn với ngành sinh học về sự phát triển”
Cong_chua_ech trên www.thienvanhoc,org nhận xét: “Trước hết cần chú ý bài báo này đăng trong mục Reseach New, có lẽ gần với một dạng điểm tin chứ chưa phải là một bài báo khoa học đã được phản biện qua hội đồng.
Thứ nữa, tác giả bài báo này chỉ trích dẫn lời của Richardson rằng có một vài phát hiện mới chứ chưa phải là một công trình nghiên cứu thực sự.
Kết luận cá nhân: bài báo này chỉ đưa ra một ý kiến mới, chỉ có giá trị tham khảo chứ không phải là một bằng chứng chứng minh Haeckel bịa chuyện. Rồi từ đó kết luận thuyết tiến hóa của Darwin (do trích dẫn từ công trình của Haeckel) là sai ại càng hết sức vớ vẩn.” EvoLit đồng ý với bạn này và có dùng một số ý từ một cuộc bàn luận ở trang web ấy.
Haeckel có thật sự là một tên tội nhân thiên cổ như bài báo tạo ấn tượng với ta như thế?
Để biết chi tiết thật ra Haeckel sai cỡ nào và có nội tình gì không, mời các bạn xem bản dịch bài luận của Robert J. Richards về vấn đề Haeckel. Có thể tóm tắt như sau:
_Richardson không nói riêng mình Haeckel mà còn có nhiều nhà KH xưa và nay khác. Bài báo lại chĩa mũi dùi vào riêng Haeckel, ý đồ gì?
_Richardson không nói lừa đảo, chỉ cho là KH nên dùng tài liệu tiến bộ hơn. Nhưng bài báo lại biến nó lại thành một lời buộc tội.
_ Những nhà KH ngày nay biết những gì nhà KH ngày xưa không biết đâu có nghĩa là nhà KH cố tình lừa dối? “Ernst Haeckel đã chỉ vẽ hình của một phôi thai duy nhất, rồi dựa vào đó chế ra hình phôi người, phôi khỉ, phôi chó và chỉ thêm vào mỗi hình đó rất ít thay đổi. Nói cách khác, đó là một trò lừa đảo.” Chính xác là Haeckel đã dùng một bản khắc gỗ 3 lần, nhưng Haeckel lí luận rằng ở giai đoạn sớm như thế thì không thể phân biệt (Haeckel đã sửa chỗ này. Phôi thai giai đoạn đầu không thấy được dưới mắt thường, với trang thiết bị của thế kỉ 19, thì những quan sát của Haeckel là đúng.
Professor Agassiz in 1849, for example, said, “We find, too, that the young bat, or bird, or the young serpent, in certain periods of their growth, resemble one another so much that he would defy any one to tell one from the other–or distinguish between a bat and a snake.” (Scientific American 1849)
_Richardson so sánh ảnh với hình ảnh từ bản thứ nhất của cuốn
Anthropogenie, trong khi hững lần tái bản sau Haeckel đã có tiếp thu và sửa chữa, bổ sung kho tài liệu, so sánh hình chụp của Richardson với hình vẽ ở những lần tái bản cuối cùng thì khó mà kết tội. Nhưng “Và điều đó đã khuyến khích Haeckel tiếp tục đi xa hơn. Trong những năm sau đó ông ta tiếp tục sản xuất ra hàng loạt các minh họa so sánh phôi.”, nỗ lực sửa chữa sai lầm và làm phong phú thêm tài liệu ở những lần xuất bản sau biến thành “thừa thắng xông lên”, bài trên
tin180quá là sắc sảo ;), nhỉ?
_ So sánh hình chụp của Richardsonvới hình vẽ của Haeckel thì ta thấy khác nhau lớn nhất là hình phôi của thằn lằn và cá. Giải thích là do Richardson đã chụp phôi có túi noãn và những bộ phận khác. Trong khi Haeckel nhấn mạnh là chỉ vẽ hình phôi, không có noãn, màng ối… Tác giả dùng máy tính bỏ những phần này đi trên hình chụp của Richardson thì ta thấy phôi khá giống với hình của Haeckel.
_ Richardson cho rằng sự khác biệt về kích thước của phôi là rất quan trọng. Còn Haeckel thì nhấn mạnh là vẽ mấy cái hình đó cùng kích thước để dễ so sánh về cấu trúc của nó. Cá nhân tôi thấy điểm này Haeckel làm rất hợp lí vì khi so sánh các thứ ta thường cùng đưa về một bình diện nào đó.
_Cuốn sách Anthropogenie vốn là bản gom vội những hình ảnh từ các bài giảng cho quần chúng bình dân (general public), vì thế không thể trách nó rất giản lược. Hãy xem Haeckel nói gì về vấn đề này:
“Nhiều nhà tự nhiên học đã chê trách những bức hình dạng giản đồ của tôi trong Anthropogeny [Tiến hóa của Con người]. Vài chuyên gia phôi học đã đưa ra những lời cáo buộc nặng nề nhất chống lại tôi trong việc này, và khuyên tôi nên thay thế vào những hình vẽ tỉ mỉ hơn, càng chính xác càng tốt. Tuy nhiên, tôi cho rằng những giản đồ phù hợp để dạy học hơn những hình đó nhiều. Vì mỗi giản đồ chỉ cho thấy những đặc điểm chính yếu mà nó muốn giải thích mà thôi, và lờ đi tất cả những chi tiết không cần thiết mà trong những hình vẽ quá hoàn mĩ, quá chính xác thường làm khổ và làm rối nhiều hơn là giảng và dạy [:) ủng hộ Haeckel chỗ này]. Những cấu trúc càng phức tạp thì những giản đồ đơn giản lại càng giúp ích nhiều trong việc làm chúng dễ hiểu. Vì lí do này mà vài giản đồ đơn giản và thô sơ mà Baer nửa thế kỉ trước đã đưa vào cuốn sách nổi tiếng “Lịch sử Tiến hóa Động vật” của ông đã giúp ích nhiều hơn bao nhiêu là hình ảnh vừa nhiều vừa kĩ lưỡng, được trau chuốt dưới sự giúp đỡ của camera lucida {một công cụ hỗ trợ để cho họa sĩ vừa nhìn mặt giấy vừa nhìn mẫu một lúc- SV} đang tô điểm cho những tập át-lát lộng lẫy và đắt đỏ của His, Goette và những người khác. Nếu muốn nói những giản đồ của tôi là “không chính xác” và lời buộc tội “xuyên tạc KH” có đổ lên đầu tôi, thì điều này cũng đúng với tất cả nhiều rất nhiều những giản đồ đang dùng hàng ngày trong trường học. Tất cả các giản đồ đều “không chính xác”. ” (Haeckel 1876) (3). Dẫu vậy Haeckel vẫn tinh chỉnh các giản đồ của mình.
Haeckel thừa nhận mình đã mắc nhiều sai lầm, nhưng không bao giờ thừa nhận mình lừa đảo, và sự thực đúng là như thế.Cái câu “Sau khi dứt khoát…thì ít” nghe sơ sơ đúng là có cảm giác “điều duy nhất ông ta muốn biện hộ là: những người theo phái tiến hóa khác cũng cần phải bị xử tội như ông ta”, nhưng nếu bạn đã đọc câu nói trên các bạn có thể thấy đó không phải là một lời nhận tội cũng không phải là để kéo những người khác chết chung! Đó chỉ là một cách nói để nêu bật quan điểm của Haeckel trong việc minh họa sách với tư cách một nhà khoa học và cũng là một họa sĩ, rằng mục tiêu của giáo dục không phải để học trò biết mà là để học trò hiểu, không phải cứ nùi một đống chi tiết vào là hay, mà chỉ cần truyền tải được cái cần truyền tải là đạt yêu cầu. Là một học sinh, sinh viên, bạn có đồng ý như thế không? Lấy VD như những hình ADN mình học trong trường, nếu vẽ chi tiết ADN y như thật, các phân tử đường gắn với phốt pho tạo thành các nucleotít rồi các liên kết hidro, phốtpho đi-este… có gì tốt ngoài việc làm mình rối mắt không? Hay ta chỉ cần ADN như 2 dải lụa xoắn với những nu vẽ đơn giản cục lớn cục nhỏ là đủ hiểu?
Đây là một ví dụ sinh động để bạn đọc thấy cái tài xuyên tạc (quote mining) của những người chống TH: sau khi quăng bỏ ngữ cảnh, họ có khả năng dẫn dắt lắt léo biến một câu nói hay thành một lời thú tội ngọt xớt!
Haeckel chưa bao giờ thực sự bị buộc tội lừa đảo. Cụ thể những người chống TH thường bảo là năm 1874, bởi His. Điều này không đúng. Chính Richardson, nguồn cơn của những sóng gió gần đây, đã viết: “Những người buộc tội Haeckel trong quá khứ gồm His (ĐH Leipzig), Rütimeyer (ĐH Basel) và Brass (chủ tịch hội các nhà KH đạo Tin lành ở Keplerbund). Tuy nhiên những nhà phê bình này đã không đưa ra được bằng chứng thuyết phục ủng hộ cho luận điệu của họ.”(Richardson et al. 1998, p. 984)
Chẳng có bằng chứng gì cho lời đồn cả, rất tiếc nó được sử dụng rộng rãi trong tranh luận đến mức người ta tưởng nó là thật!VD, Richardson đã lặp lại rằng Haeckel đã nhận tội lừa đảo trong một trong số các bài báo (Richardson 1997, p.30) (Anon. Ed. 1997, p.23) sau khi đọc thấy điều đó trong một bản tin ở Anh (Hamblin & Moore 1997, p.18). Câu chuyện này, và việc Richardsonđã dùng lại nó, đã bị chất vấn bởi 2 nhà sinh học Đức trong một bức thư gửi tờ Science (3):
“Đối với vài người trong bọn họ [những người chống thuyết Darwin] mọi hạng lập luận phỉ báng đều được hoan nghênh. Ngày nay điều này vẫn đúng, bằng chứng là những khẳng định gần đây trong báo chí Anh rằng Haeckel đã bị buộc tội bởi trường ĐH của ông vì lừa đảo. Khi được yêu cầu dẫn nguồn, một trong 2 tác giả tử tế chỉ chúng tôi xem một cuốn sách có nội dung phản đối nguồn gốc con người là từ linh trưởng (rốt cuộc lại chẳng có gì liên quan vụ Haeckel), trong khi người kia không trả lời những yêu cầu của chúng tôi luôn. Bởi vì, theo như chúng tôi được biết, không có nguồn tư liệu lịch sử đáng tin cậy nào đề cập việc kết tội Haeckel, chúng tôi kết luận rằng lời khẳng định đó toàn dựa trên lời đồn đại chứ không phải là thật (Sander & Bender 1998, p.349)”
Chính Michael Richardson cũng nhận ra lỗi của mình trong việc dẫn câu chuyện không hề được ghi nhận này và một thời gian ngắn sau rút lại lời dẫn ấy (3):
“Tôi cảm thấy buồn khi biết có lẽ mình đã tiếp tay duy trì một lời đồn của những người theo Sáng tạo luận [STL- Creationism; những người tin rằng vũ trụ và vạn vật là do Thiên Chúa trong Kinh Thánh tạo ra – SV]… Lời khẳng định rằng Ernst Haeckel đã bị cáo buộc lừa đảo được đưa ra trong tờ The Times. Tôi đã dựa vào lời khẳng định ấy trong một ấn phẩm sau đó mà không tìm hiểu nguồn gốc – Rõ ràng đó là lỗi của tôi” (Richardson 1998a, p.1289)
Không có bằng chứng nào chứng tỏ Haeckel từ bị kiện tội lừa đảo ở tòa án ĐH Jena, càng không có bằng chứng ông bị phán có tội. Dường như đây lại là một lời đồn lì lợm của những người theo STL, như chuyện Darwin cải đạo lúc lâm chung. Nếu những người chống TH muốn dùng khẳng định này, họ có trách nhiệm phải dẫn nguồn đến những tài liệu gốc chứng minh điều đó. Theo như chúng ta biết họ chưa từng làm được như vậy.
Tạm thời hãy quên những lời dẫn của những người theo STL. Hãy để Richardson tự nói về công trình của mình và chuyện của Haeckel:
“Dữ liệu từ trong môn phôi học hoàn toàn phù hợp với TH Darwin. Những hình vẽ nổi tiếng của Haeckel là một cause célèbre ( tạm dịch: tin hỷ) cho những người theo STL. Những bản cũ nhất (của những hình vẽ ấy) cho thấy những phôi thai nhìn gần như giống hệt nhau giữa những loài có xương sống. Ở mức độ căn bản, Haeckel đã đúng: tất cả các loài vật có xương sống phát triển theo cùng một sơ đồ (bao gồm nguyên sống, các phần cơ thể, các túi hầu v.v). Hướng phát triển chung phản ánh lịch sử TH chung. Nó cùng phù hợp với tràn ngập những bằng chứng gần đây rằng sự phát triển của những động vật khác nhau được điều khiển bởi những cơ chế di truyền giống nhau” (Richardson, et al., 1998.”Haeckel, Embryos and Evolution.” Science, 280, p. 983)
Tiếng Anh có thành ngữ “Make a mountain out of a molehill”, dịch nghĩa đen là từ đống đất nhỏ xíu chuột chũi đùn mà phóng đại lên thành ra cả một ngọn núi. Đó chính xác là chuyện bài báo trên tờ tin180 làm. Sự trầm trọng của sai lầm của Haeckel đã bị thổi phồng lên trong bài báo của Science và thổi phồng một lần nữa trên tờ tin180. Haeckel chỉ đơn giản là vẽ không hoàn toàn chính xác, nhưng bài báo cho người đọc ấn tượng gì với từ “làm giả” và những từ như “giáo điều”, “phái tiến hóa”? Rằng thì là Haeckel, họa sĩ, dường như đã tự tưởng tượng ra hết những phôi đó để thỏa mãn tôn giáo chủ nghĩa Darwin của ông, rằng thì là các nhà KH, cũng là những người theo “giáo phái tiến hóa” luôn cố bưng bít vụ này, rằng thì là học sinh đang bị đầu độc bởi lời dối trá vô căn cứ… blah blah 8).
Cũng chẳng lấy gì làm lạ, vì ngoài Gould ra, toàn bộ các “học giả” được dẫn lời còn lại là những người theo STL (STL-Creationism) và làm việc trong các “viện nghiên cứu” STL (Các bạn Gúc thử xem
), dĩ nhiên họ sẽ chộp lấy mọi cơ hội để chuyện bé xé ra to, để công kích thuyết TH. Từ những cái blah blah trên, họ sẽ kết luận “Nó một lần nữa cho chúng ta hiểu được tại sao thuyết Darwin lại liên tục cần phải được bổ sung thêm bằng những trò dối trá mới.” .Những người theo STL không cần biết Haeckel thực sự sai đến đâu, không cần biết Richardson, tác giả công trình thật sự nói gì, không cần biết TH ngoài phôi học còn biết bao nhiêu bằng chứng khác… cứ vơ đũa cả nắm là toàn bộ thuyết TH là dối trá, sao mình không ngạc nhiên nhỉ ;). Mượn lời tờ báo luôn “Nhưng, họ làm vậy nhằm mục đích gì?”, để mà sẽ có những con nai vàng ngơ ngác vào đọc báo và comment thế này “Hoàng Minh 29/07/2011 lúc 2:46 PM Thuyết tiến hóa là giả , con cái gì cũng đổ thừa tự nhiên và càng ngày càng trở nên sống vì vật chất , cuộc sống ngày càng căng thẳng”. và hướng tới “chân lý” của STL ➡ 😆
Tôi đã gửi bản dịch bài luận của Richards ở mục bình luận của tin180 “Tin tức tổng hợp văn hóa lành mạnh, chọn lọc”. Bình luận đang chờ chấp thuận, có những bạn đăng bài ngày 29/8 thì 1/9 đã lên nên tôi đang mong nó sẽ được ai đó nhìn thấy trước khi phán xét hấp tấp. Ở một comment trước, tôi thể hiện sự bức xúc với một số người đã comment trước tôi (vì tôi rất không ưa những ai nghe lời một phía rồi xem thường và vội vàng lên án KH), nếu không được đăng cũng không lạ. Tôi đã đăng cái khác, chỉ đưa đường dẫn tài liệu của mình, và sẽ chờ một tuần (từ 1/9) xem nó có được đăng không. Không thì có lẽ tôi và bạn đã hiểu tin180 “lành mạnh” cỡ nào và “chọn lọc” có nghĩa là gì.
Thông báo ngày 9/10: ác cảm, tôi rất không thích phải vào tin180 nữa, nhưng may sao, có lẽ chỉ có mình gã Minh Trí đó là mờ ám :D. Bài của tôi đã được đăng, nhưng không biết có ai thèm để ý tới comment khiêm nhường ấy khi những lời của những kẻ có lẽ chỉ mới đọc về Haeckel 2 lần: 1 trong SGK và 1 ở tin180 và cũng chẳng tìm hiểu gì thêm nhưng đã mạnh mồm ‘phán như thánh’ là thuyết TH thì sai bét còn các nhà KH ham tiền hám danh này nọ.
Tham khảo:
- http://www.thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=6798
- http://ncse.com/book/export/html/2320
http://www.antievolution.org/topics/law/ar_hb2548/Haeckels_embryos.htm
Thích bài này:
Thích Đang tải...
1 Comment