Tên miền mới!
Từ nay EvoLit có tên miền đã “hóng” bấy lâu: Tienhoa.tk :3!
Tuy nhiên tên miền miễn phí tồn tại nhiều rủi ro, nên bất cứ khi nào bạn không truy cập được vào EvoLit, hãy nhớ http://www.sinhtienhoa.blogspot.com
Bấm ở đây để xem trích dẫn lỗ gốc và một ý lạm bàn
5-Lỗ hổng về mầu sắc: Hãy xem mầu sắc của các loại chim dưới đây để thấy chúng đẹp tuyệt vời như thế nào.
http://smashinghub.com/most-beautiful-birds-of-the-world.htm
Còn các mầu sắc của hoa, và bướm nữa… Con người dù cho có thông minh đến đâu chăng nữa, cũng không bao giờ có thể chế tạo ra được những hình dáng đẹp như thế.
![]() |
thehumanityproject.com |
“Tổ tiên chúng ta đã đi bộ từ Đông Phi đến Novaya Zemlya (quần đảo thuộc Bắc Băng Dương) tới Ayers Rock (miền trung châu Úc) và Patagonia (cực Nam của Nam Mỹ), săn voi bằng những mũi thương bằng đá, băng ngang những vùng biển Cực trên những chiếc thuyền trần 7,000 năm trước, chu du vòng quanh Trái Đất mà chỉ thuần bằng sức gió để rồi đi dạo trên Mặt Trăng chỉ một thập kỉ sau khi bước vào không gian” (1)
Các vấn đề mà tôi thấy với nhận định “thô thiển” trên:
1. Về logic:
![]() |
Suỵt! Tôi và Wallace là cha đẻ thuyết tiến hóa, nhưng chúng tôi =/= thuyết tiến hóa 😉 |
Không chỉ lỗ này mà các lỗ khác đều nhằm vào Darwin “vô lý chỗ abc”, “bất lực với xyz”, “không giải thích được này nọ lọ chai” mà ‘quên’ rằng tiến hóa đã >150 tuổi, từ cuốn Nguồn Gốcđã có nhiều công trình khác & dù Darwin qua đời từ thời cố lũy nhưng các nhà khoa học khác vẫn đang làm việc không ngừng nghỉ để nghiên cứu về tiến hóa. Vì thế một sự vật hiện tượng không được chính Darwin giải thích theo cách tác giả cho là thỏa đáng(tức là không insert Đấng nào đó vào) trong cuốn Nguồn Gốc thì không có nghĩa là tới bây giờ nó vẫn còn là một “lỗ hổng” cho khoa học. Vì thế dùng lời Darwin của 150 năm trước mà nói cả thuyết tiến hóa của thế kỉ 21 đầy lỗ thì không hợp lí.
2. Màu sắc hoa cỏ:

Theo Stephen Bailey của trường ĐH California at Berkeley, số lượng chim sặc sỡ ở vùng nhiệt đới chỉ có vẻ nhiều hơn vì có nhiều loài chim hơn. Tỉ lệ chim sặc sỡ ở các vùng khác nhau tương đối giống, và ở mọi nơi thì chim màu ảm đạm đều chiếm ưu thế.(Tham khảo cuốn “Chim Vùng Nhiệt Đới Châu Mỹ” ,2.1)
Ngay cả trong rừng nhiệt đới, những loài chim sống ở tầng rừng dưới tối tăm (chim ruồi, chim lò,…) cũng mang những sắc đen, nâu, xanh đượm buồn. Có chăng chúng chỉ có sợi lông đuôi trắng dài, nhưng chỉ gây liên tưởng đến một vệt nắng nhảy múa chứ không phải một miếng mồi (2.2) => Đaị đa số chim chóc trên trái đất mang màu lông ảm đạm để hòa vào môi trường ảm đạm, VD như con cú tuyết ở trên..
Alfred Wallace – nhà tự nhiên học nổi tiếng độc lập nghĩ ra thuyết tiến hóa với Darwin – trong cuốn Malay Archipelago kinh điển có viết “Dù số lượng chim sặc sỡ ở hầu như mọi khu vực trong rừng nhiệt đới là rất nhiều, chúng không hề dễ thấy chút nào, và như một quy luật, chúng ko đóng góp nhiều vào cảnh quan” (2.3)
Nhưng vấn đề ko phải ở khí hậu nhiệt đới hay ôn đới, mà là khu vực sinh sống mở hay có rừng bao phủ. Nhìn chung, màu đỏ sẽ dễ thấy ở khu vực đồng cỏ nhưng lại khó thấy ở trong rừng, xanh thì ngược lại – màu sặc sỡ ko nói lên đc con chim đó dễ thấy hay khó thấy.
“Hầu như tất cả những nhà tự nhiên học làm việc trong rừng nhiệt đới đều đã từng chứng kiến hàng đàn két bỗng nhiên biến mất sau khi bay vào một cái cây nào đó” (2.4)
“Màu sắc nguy trang không nhất thiết phải tối hay sẫm. Những màu sắc rực rỡ ở chim, bò sát, côn trùng nếu đưa ra khỏi môi trường tự nhiên có thể nổi bật nhưng chúng thường rất hòa hợp với các thuộc tính phản chiếu của thực vật. Chim đuôi seo (quetzal), trogon & jacamar với lưng xanh đen & vàng sáng và phần bụng đỏ hay hung là những bằng chứng sống của tính hiệu quả của những mảng màu sáng tối bắt chước sự chiếu sáng tương phản cao, chói chang của tán rừng. Nói dùng màu sắc như thế để trốn thì khó tin, nhưng ai từng thử nheo mắt nhìn lên tán rừng để tìm chim mới hiểu màu sắc sáng có thể “hô biến” dáng dấp của một con chim như thế nào” (2.5)
Đừng tách chúng khỏi khu vực sinh sống tự nhiên rồi bảo chúng chơi nổi, hãy đặt chúng vào & thử tìm chúng trong những cánh rừng thực thụ dày đặc những lá là lá, với những màn trình diễn huyền ảo của ánh sáng và bóng tối trên những chiếc lá & hoa cỏ đầy màu sắc khắp mọi nơi!
![]() |
Một số họ chim ‘nổi’ nhất rừng. Một con quetzal có thể trong nháy mắt biến thành “một chiếc lá mỏng manh trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối của rừng mưa nhiệt đới” (Trang 133, (2) ) |
Tại sao cần nhận diện đồng loại? Quá trình tiến hóa dẫn đến sự hình thành loài mới, và như đã nói ở lỗ số 4, điều quan trọng nhất khiến loài này khác loài kia là chúng không sinh sản với nhau được, chứ không phải ngoại hình, nhất là màu sắc. Tuy nhiên, ngoại hình (màu sắc) lại là dấu hiệu có ích cho những sinh vật có thị giác phát triển biết những khác biệt bên trong về cấu trúc hay di truyền – điều thực sự làm việc giao phối vô nghĩa và phí phạm. Thế giới hoang dã “vô thường”: lúc nào cũng chật vật lo sinh tồn, sống nay chết mai, mỗi lần giao phối đều có thể là lần cuối hay cơ hội duy nhất có thể để lại gen của mình, nguyên tắc là “anh ít khi làm, mà làm là phải trúng!”.
![]() |
Khi túi khí xẹp thì mảng màu đỏ thật sự không đáng kể |
Một số những tấm hình ấn tượng nhất của một số loài chim được chụp lúc chúng đang biểu diễn những mảng màu rực rỡ để thu hút chim mái hoặc “khè” những con chim khác – bình thường khi không chủ động “show hàng”, những con chim này sẽ có cách giảm tối thiểu nguy hiểm:
1. Giấu chúng đi: chim đen cánh đỏ giấu cầu vai đỏ còn prairie chicken làm xẹp những túi khi dưới lớp da đỏ.
![]() |
Chim manakin trống |
2. Đi thành nhóm: chim manakin trống cam lè vàng khè đi thành nhóm láo nháo như gánh xiếc vừa đi vừa giương oai diễu võ để thu hút chim mái dĩ nhiên không phải một kiểu ngụy trang. Nhưng lũ chim này vừa nhỏ lại rất nhanh nhẹn, đi nhóm bấy nhiêu con lại có gấp đôi số mắt để dòm chừng nên chúng chẳng sợ bố con thằng nào!
![]() |
Sẻ vàng Mỹ |
3. Ngoài ra, chìm trong của nhiều loại như sẽ vắng (goldfinch) còn trút bỏ bộ lông sáng sủa dễ chuyển sang màu tối như chim mái ngay sau mùa sinh sản.
![]() |
chim tu-căng |
4. Những chim như vẹt đuôi dài (macaw) & tu-căng (toucan) nhờ kích cỡ lớn lên khó bị ăn thịt, kiểu “Tui bự tui có quyền!”.
![]() |
Mặt ngu vậy chứ hổng có hiền đâu à nghen! |
5. Nếu ai đã từng thử bắt hay chọc một con két (vẹt) thì mới biết cái cảnh: chúng bay rất giỏi, cái mỏ có khả năng phá vỡ những cái vỏ hạt siêu cứng đó mà quất vô đối thủ cũng không hề nhẹ và lũ chim thì không tiết kiệm cái “vốn tự có” này một chút nào! Với những thú săn mồi (trừ người) dựa chủ yếu vào sức thì chim không hề là một mục tiêu dễ bắt dù chúng có dễ thấy!
Bắt tay vào lấp lỗ cuối cùng, số 6!!!!!!
Đây là sách hướng dẫn vô rừng tìm chim, chẳng phải sách của “tín đồ tiến hóa” việt để mị dân!
(2.1) “Although… scenery”
(2.4)”Almost…’disappear’ “
(2.5)”Concealing color…a bird’s shape”
chưa thấy lấp lỗ hỏng số 6 à
ThíchThích
Chưa lấp thật @@. Blog Hoa Lài đã biến mất, phải dùng máy thời gian quay lại tìm thôi!
ThíchThích
Cảm ơn phản hồi. Rất mong chờ các bài viết mới.
ThíchThích