Khoa Học Và Nỗi Oan của Khoa Học Lịch Sử, Phần 2: Tiến hóa và đồng bọn

“…Khoa học không phải là một ngành hay một nghề. Nó là sự cam kết với một cách suy nghĩ có hệ thống, sự ủng hộ việc xây dựng kiến thức và giải thích vũ trụ thông qua kiểm chứng và quan sát thực tế. Vấn đề là, đây không phải là cách suy nghĩ thông thường.”

Trích bài phát biểu của bác sĩ, cây viết, và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe công cộng Atul Gawande tại Viện Công Nghệ California (California Institute of Technology) vào năm 2016, đã được biên tập lại và đăng trên tạp chí The New Yorker và dịch bởi zeally.net

Tin hay không tùy bạn, tiến hóa là khoa học.

Bài trước nói cái gì là khoa học, phi khoa học, sao đợi quài chưa thấy nói tại sao khoa học lịch sử lại bị người chống tiến hóa tố là thấp kém so với khoa học xài được nữa >”<! Thả thính nghen, chơi không đẹp nghen!

Có liền nè.

 

Khoa học lịch sử liệu có đáng tin cậy?


Tại sao những người chống tiến hóa có thể lộng hành và tung những lời lẽ xuyên tạc bất chấp số liệu và thực tế như đã thấy ở phần trước cũng như loạt bài “Ai Đang…”? Như nhà khoa học James Conant đã nói, và lời văn đã bị phe chống tiến hóa bóp méo, quần chúng rất dễ nhận ra những ngụy biện về các ngành như lý, hóa [vì rất nhiều người đã được trực tiếp thực nghiệm những ngành này rồi] nhưng về các ngành về quá khứ họ ít được trang bị kiến thức để phản biện những gì đồn đãi sai lệch.

Người chống tiến hóa rêu rao rằng vì tiến hóa là ngành điều tra về quá khứ, nên không bao giờ có thể tin cậy. Nhưng khoa học nghiên cứu lịch sử (những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ) không phải chỉ có tiến hóa, mà còn có vũ trụ học, thiên văn học, vật lý thiên văn, địa chất, cổ sinh vật học và khảo cổ học (cosmology, astronomy, astrophysics, geology, paleontology and archaeology), và trái với khẳng định của người chống tiến hóa, đây đều là những ngành khoa học đã được công nhận và tôn trọng. Khác biệt của những ngành này họ quan sát, đào bới những dữ kiện tại (với nhà khảo cổ là những di sản, tàn tích, với nhà cổ sinh là hóa thạch v.v) để tìm những dấu vết sự kiện/hiện tượng ngày xưa còn để lại (Jeffares 2008). Còn theo lời nhà địa chất  để tìm nguyên nhân.  Khó khăn là đối tượng nghiên cứu của họ hoặc quá to, quá xa hoặc không còn tồn tại, nhưng điều đó không có nghĩa là kết quả của họ không chính xác bằng của khoa học thực nghiệm, chỉ là họ phải dùng những phương pháp khác nhau (Rusbult 2004).


Tuyệt chiêu của bên thực nghiệm…

Đầu tiên, với tư cách là một nhà thực nghiệm, tui xin các bạn đừng thần thánh hóa kết quả thí nghiệm. Không phải lúc nào người ta cũng có thể thử, đo trực tiếp những gì người ta muốn. Mọi người thường sẽ nghĩ một nền khoa học đã cho một tàu vũ trụ đi 10 tỷ km thả robot đáp xuống một sao chổi đang di chuyển, chắc chắn đã phải dễ dàng đo được chính xác lượng dưỡng chất trong một trái cam rồi. Không. Quy trình giản lược để định hàm lượng một chất dinh dưỡng (ví dụ như chất chống oxi hóa) trong thực phẩm là dùng nhiều dung dịch nồng độ khác nhau của một chất mẫu, cho phản ứng và ghi lại số đo để lập thành một biểu đồ, phương trình; sau đó, ta cho dịch trích thực phẩm, thực sự phức tạp hơn mẫu hàng trăm lần, phản ứng và đối chiếu nó với phương trình để tính lượng tương đương. ọi là những “mô hình”. Như nhận định của nhà thống kê George Box “tất cả các mô hình đều sai, nhưng một số cũng hữu ích”.     

Ngay cả Pasteur cũng đã dùng hệ đơn giản (dùng dung dịch dinh dưỡng) hơn hệ thực tế (rác rến và đồ ăn) để bác bỏ thuyết nảy sinh ngẫu phát (spontaneous generation) theo đó “các sinh vật sống trên Trái đất được tự nhiên sinh ra [ngay cả ở thời điển hiện tại] mà không cần đến các sinh vật có kết cấu tương đồng. Ví dụ như giòi được sinh ra từ đất, hay các sinh vật sống do Mặt trời và nước tạo nên chứ không cần đến cha mẹ chúng. […] sâu và ếch tự sinh ra từ bùn, còn giòi là do thịt thối phân hủy ra mà thành.” (lưu ý 1. thuyết này khác hẳn giả thuyết vô sinh (abiogenesis) cho rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất là những phân tử có khả năng nhân đôi; lưu ý 2. Thuyết tiến hóa không nhằm giải thích nguồn gốc sự sống, abiogenesis đúng hay sai cũng không ảnh hưởng thuyết tiến hóa).

Các nhà khoa học như Ernst Chain và Louis Pasteur phản đối tiến hóa trên phương diện những nhà thực nghiệm nghiêm khắc, nhưng nếu công tâm, họ sẽ phải thông cảm cho khoa học lịch sử. Các nhà khoa học lịch sử đã chọn những đối tượng nghiên cứu không thể tiếp cận, dành đời mình để tìm hiểu về những điều đã không tồn tại nhưng mang ý nghĩa tri thức lớn lao. Nhưng, thực tế vẫn là các nhà địa chất không thể lôi quả núi vào phòng thí nghiệm, thiên văn không thể cầm những ngôi sao trên tay, và chuyên gia cổ sinh không thể xét nghiệm ADN khủng long bạo chúa. Vậy, làm sao tìm dữ kiện và thách thức chúng đây?

…Và sự tài tình của người nghiên cứu những thứ ngoài tầm với


Nhiều người khăng khăng những sự việc trong quá khứ là không thể nào biết chính xác được, nhưng tối về vẫn mở Hồ Sơ Cảnh Sát hay CSI, và hoan hô khi lực lượng công lý tóm gọn kẻ thủ ác những tưởng hắn đã thoát khỏi tội ác 30 năm trước. Rất ít vụ án có video quay lại toàn bộ quá trình gây án, phần lớn đều dựa vào những manh mối để lại như chìa khóa để quên, sợi vải tưa từ áo, sự hiện diện không chính đáng gần hiện trường… nhưng đôi khi sẽ có một mảnh bằng chứng có sức mạnh chỉ mặt hung thủ, loại bỏ tất cả các nghi vấn khác, như việc tìm thấy người cầm một khẩu súng còn bốc khói kế bên xác chết (theo truyện Sherlock Holmes), người ta gọi chúng là những “smoking gun” – không quan sát được sự kiện, nhưng thấy được dấu vết không thể chối cãi. Đúng là chưa có cỗ máy thời gian để quay về quá khứ khẳng định chắc chắn, nhưng như những thám tử khoa học, nhà nghiên cứu có thể dùng những manh mối và smoking gun làm bằng chứng gián tiếp để loại suy các nghi phạm/giả thuyết sai (Cleland 2001).

Những khẩu súng bốc khói…

Lấy ví dụ, môn thiên văn năm 2004, người ta biết có một khối tối nặng ~2.6 triệu lần mặt trời nằm chính giữa ngân hà nhờ tác động trọng lực của nó lên những ngôi sao lân cận, thứ đó là gì thì có nhiều giả thuyết: một lỗ đen cực lớn, một đám neutrino, hay một chùm sao tối v.v đều phù hợp với dữ liệu. Nhưng rồi, nhờ những biến động trong tia X thu được, người ta tính ra khối ấy có kích cỡ rất bé bỏng (bằng khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt trời ^^) so với khối lượng, suy ra chắc chắn đó phải là một lỗ đen; đó là một dữ kiện smoking gun. Từ đầu đến cuối không hề quan sát được lỗ đen, hoàn toàn chứng minh gián tiếp và đã được NASA xác nhận.
Vậy những khẩu súng bốc khói của thuyết tiến hóa đâu? Để tăng tính thuyết phục, tui muốn giới thiệu chúng chung với đám súng của một học thuyết tui thấy có nhiều liên hệ thú vị với tiến hóa, thuyết Kiến tạo mảng (Plate Tetonics). Cho rằng thạch quyển Trái Đất “nứt ra thành nhiều mảng lớn trượt trên quyển mềm”, và “các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này”.


Bấm link này để ôn bài.
Nó chính thức ra đời gần 100 năm sau thuyết tiến hóa, cũng dựa trên những quan sát của tiền nhân rất lâu trước đó nhưng chưa ai trình bày được có hệ thống và bằng chứng rõ ràng, tác giả cũng đã ấp ủ rất lâu mới xuất bản, cũng gây bão (dù nhỏ hơn nhiều) vì cũng phải chống lại cả một hệ thống cũ kỹ, nhưng tác giả không đưa ra được cơ chế khả dĩ như Darwin. Dù sao, với cả hai thuyết này, các nhà nghiên cứu hiện đại đã phát hiện rất nhiều nguyên lý mà cha đẻ của học thuyết có nằm mơ cũng không ngờ tới . Chú ý: vì số lượng cũng như số loại bằng chứng cho tiến hóa lớn và đa dạng hơn thuyết Kiến tạo mảng rất nhiều nên trong bảng chỉ là một số bằng chứng tiến hóa.
evidence
Cây tiến hóa, bản đồ các hiện tượng và sự đồng quy của bằng chứng độc lập
Có bao nhiêu cách sắp xếp 6 mảng lục địa? Có bao nhiêu cách sắp xếp 6 loài vật? 100? 20,000? 1 triệu?… Vậy mà khi ta dùng những dữ kiện từ những ngành hoàn toàn độc lập trên, ta vẽ được cùng một bức tranh. Nhiều luồng bằng chứng cùng hội tụ lại thành một cây tiến hóa (với độ chính xác hãi hùng). Nhiều luồng bằng chứng cùng lập nên một bản đồ trùng khớp với những gì chúng ta biết về các hiện tượng địa chất.
Không còn nghi ngờ gì nữa: Lục địa đã từng liên kết và trôi dạt – Sinh vật có chung nguồn gốc, tiến hóa phức tạp dần. Hai kết luận đó độc lập với việc ta có giải thích được chúng hay không.
 
Nguồn hình:
 

Và những gì chúng ta thấy được ngày nay

Người chống tiến hóa hiểu sai yêu cầu của khoa học, nên hay la rằng tiến hóa là phản khoa học do nó “không thể quan sát”, “không thể kiểm chứng” và “không thể lặp lại”. Nhưng nghĩ xem: Việc bạn sinh ra, sự kiện kết hợp giữa một trứng có tổ hợp các nhiễm sắc thể được giảm phân xáo trộn bất kỳ kết hợp với một tinh trùng có tổ hợp các nhiễm sắc thể được giảm phân xáo trộn bất kỳ, vào hai ba chục năm trước thành một cá thể với bộ gen đặc trưng là độc nhất và không thể lặp lại. Nếu không quan sát được có phải bạn không thể chắc cha mẹ bạn là cha mẹ bạn không? Điều đó phải chăng có nghĩa là chúng ta không thể nghiên cứu thai kỳ? Không, vì chuyện một trứng và tinh trùng người gặp nhau thì đang diễn ra trong mọi nhà nghỉ trên Trái Đất, và đó là cái chúng ta có thể ờ… theo dõi (VÌ KHOA HỌC nhé!). Nhiều trong số những quá trình đã tạo nên hành tinh như ta thấy bây giờ vẫn còn diễn ra, và đó là cái chúng ta có thể nghiên cứu dù quá khứ không bao giờ tái diễn y chang.


Ngày nay, bằng quan sát và thí nghiệm ta đã ghi nhận được gen mới nảy sinh, chức năngcấu trúc mới từng bước xuất hiện, và loài mới hình thành… Và ta cũng đo được, nhờ định vị vệ tinh, ta ghi nhận các lục địa xê dịch tương đối rất rất ít, từ 0 – 100 mm/năm. Chúng ta biết cơ chế chính của cái nhỏ – của tiến hóa là chọn lọc tự nhiên và đồng bọn, có thể chưa hoàn hảo, nhưng đã giải thích được rất nhiều hiện tượng; của lục địa di chuyển là dòng đối lưu mắc ma – thì nếu những thay đổi nhỏ ấy xảy ra liên tục, thì thay đổi lớn phải ắt phải xảy ra, nếu không có rào cản. Nghĩ đến việc từ sinh vật đơn bào tiến hóa thành cá voi, hẳn không tránh khỏi cảm giác “vướng vướng” – Nhưng cảm giác và ý kiến không phải là bằng chứng. Từ những smoking gun ta biết những thay đổi thực sự đã diễn ra: các lục địa đã dịch chuyển, và cùng với đó là sinh vật đã biến đổi và bị thay thế. Đó là sự thật, và chúng ta cần tìm lời giải cho thực tế ấy. Lời giải của chúng ta là thuyết kiến tạo mảng và thuyết tiến hóa, rằng: Hai hiện tượng trên về bản chất là những biến động nhỏ, qua thời gian rất dài, tạo nên kết quả lớn. Tới đây thì lại nghe tiếng mỉa mai tiến hóa là “thời gian tự nó tạo ra phép lạ” – không, các nhà khoa học lịch sử nói rằng: thời gian VÀ những sự thay đổi nhỏ liên tục tạo ra thứ NHÌN NHƯ phép lạ.

Ví von vui vui:

oldest tree.png
Tướng Sherman, cây một thân lớn nhất thế giới,  mầm non củ tùng và cây cao tuổi nhất thế giới, 9550 tuổi (góc trái)
Bấm xem phần mở rộng
Tướng Sherman, năm nay tầm 2700 tuổi, là cây một thân lớn nhất thế giới, với chiều cao khoảng 84 m, chu vi 31 m, đường kính lớn nhất 11 m và có lượng gỗ gần 1500 m3! Tui đã từng được đứng trước một cây củ tùng gỗ đỏ nhỏ hơn vậy và cảm nghĩ là: làm có thể tin được gã khổng lồ này đã từng là một hạt giống bé bé xíu xíu mỏng manh? Đó là lúc sự vĩ đại vượt khỏi trải nghiệm cân đường, hộp sữa hàng ngày: cũng như đa số con người chỉ đủ sức xử lý chục đồng bạc, còn tỷ tỷ tỷ, ta chỉ có thể nói chứ không thể hình dung, con người suy nghĩ bằng phút bằng ngày, 1000 năm vốn là thứ ta không thể tượng tượng nổi. Nếu người chống tiến hóa cũng giữ câu hỏi sinh ra từ cơn choáng ngợp ấy dai dẳng như với thuyết tiến hóa, ta sẽ nghe họ nói: bằng chứng đâu mà nói một mầm non đã phát triển thành Tướng Sherman?
Tui chưa từng thấy chuyện như vậy bao giờ, tui chỉ thấy cây nhỏ nhỏ biến thành cây đỡ nhỏ hơn. Thế làm sao có rừng cây củ tùng khổng lồ à? Thì có một nhà làm vườn muôn phần vi diệu trồng đặt chúng ở đó ngay từ đầu chứ đâu! Ừ, khắp khu rừng đầy các cây với đủ cỡ khác nhau, nhưng có một chuỗi thay đổi liên tục từ tí hon tới bành trướng không có nghĩa là cây này biến thành cây kia, vì từ khi lịch sử ghi chép được tới giờ, ta chỉ thấy cây lớn biến thành cây hơi lớn hơn  – đó là tăng trưởng NHỎ, vẫn chỉ là cái cây lớn, chẳng giống chút nào với “đại nhảy vọt”. Đúng là đầy rẫy những loài cây khác ta có thể quan sát từ hạt giống tới trưởng thành chỉ trong một mùa, nhưng đó vẫn chỉ là những cây bé thôi, khoảng cách giữa chúng không lớn, tui không nghĩ bạn hiểu được tầm vóc của lỗ hổng trong sự biến đổi vĩ mô kia (*lấy máy tính bấm 1500 m3 chia thể tích hạt củ tùng để khè người nghe*) – chắc chắn phải có cơ chế rào cản gì đó, làm sao mà chỉ tích tụ đều đều những tăng trưởng NHỎ mà thành tăng trưởng LỚN được! Mấy ông nhà khoa học tưởng cứ quăng hàng trăm hàng triệu năm vào là cái gì cũng xảy ra được à? Tóm lại là vẫn không có ai làm chứng cho cái vụ mầm non => khổng lồ!


Nhìn vào, chẳng phải việc những lục địa khổng lồ tất tả tông vào nhau, cuộn lấy nhau giứt ra tựa hồ những miếng bột trong tay người khổng lồ, cũng vi diệu y như việc cả sinh giới muôn màu này đều từ một nguồn gốc mà ra sao? Thế nhưng bây giờ chẳng ai lại hồ nghi thuyết kiến tạo mảng như nghi ngờ thuyết tiến hóa, dù chưa bao giờ có ai quay được hai lục địa dạt ra xa nhau.
“Nhưng… nhưng… nhưng đó chỉ là đồ họa chứ không có bằng chứng thực tế” – Không ai nói câu này để chống kiến tạo mảng cả, ngộ ghê!
Cả thế giới đã sớm chấp nhận thuyết nhật tâm trước khi có bất kì ai ra khỏi Trái Đất. Đòi hỏi phải ngay bây giờ phải quan sát được liền một “con” này biến thành “con” khác, cũng như đòi hỏi các nhà thiên văn phải làm sao tăng tốc độ các hành tinh di chuyển trên quỹ đạo rồi quay phim lại. Đòi hỏi bằng chứng tiến hóa là phải có một con vật nửa nọ nửa kia không theo bất cứ cây tiến hóa chính thức nào cũng như đòi Greenland phải khớp với Úc: chỉ vì thuyết tuyên bố các châu lục đã từng là một khối và khớp với nhau theo một trật tự/các loài có cùng tổ tiên và có liên hệ tiến hóa theo một trật tự, không có nghĩa là muốn gắn đâu thì gắn!
Tui không biết cái gì hại tim hơn, việc tác giả nghĩ tiến hóa thật sự sẽ cần có những con này nay cách phối màu và bố cục của trang blog.


Ngược lại, các ngành khoa học thực nghiệm có dùng bằng chứng gián tiếp không? Có đầu độc bao thế hệ trẻ thơ bằng những thứ chưa ai từng thấy không? Có, một khi họ không “hành sự” được trực tiếp.

“Lừa đảo” của khoa học thực nghiệm

Dòng thời gian 200 năm Hóa học Hữu cơ.


Rất lâu trước khi có thực sự quan sát trực tiếp được chúng, người ta đã coi sự tồn tại của nguyên tử và các hạt cơ bản là chắc chắn, đồng thời đưa ra kết luận tưng bừng về chúng.
_Thompson dùng chùm tia và hai bản điện âm dương trong ống cathode, chùm tia lệch về phía dương => tìm ra electron, xác định nó mang điện tích âm.
_Rutherford dùng tia alpha bắn lá vàng và thấy thay vì đi xuyên qua thì có một số tia bị dội lại => không những kết luận được hạt nhân nằm chính giữa nguyên tử mà còn thẳng thắn kết luận >99.9999999% nguyên tử là khoảng trống.
_Bohr lý luận rằng mô hình nguyên tử có electron chạy vèo vèo ngẫu nhiên quanh hạt nhân của Rutherford không thể bền, mà electron phải có quỹ đạo cố định => mô hình nguyên tử Bohr, biểu tượng của khoa học, đã lỗi thời mà chúng ta vẫn học.
_Khi chưa ai thấy được nguyên tử liên kết thế nào, Lewis đã tuyên bố một axit phải có ít nhất một obitan hóa trị trống để nhận cặp electron, còn một bazơ phải có ít nhất một đôi electron chưa liên kết.
v.v & v.v
Dù các khám phá kể trên có bao hàm các thí nghiệm, nghe có vẻ “chắc ăn” hơn khoa học lịch sử, nhưng bản chất của chúng vẫn là dùng dữ kiện và logic chứng minh gián tiếp. Đúng vậy, cũng trên nguyên tắc “tìm những hệ quả quan sát được của những nguyên nhân không quan sát được”, cũng có nghĩa tất cả là suy diễn! Tất cả đều được ghi vào sách giáo khoa gần trăm năm trước khi có một mảnh bằng chứng trực tiếp! Đây không phải âm mưu, đây không phải tẩy não, mà là nỗ lực dạy học sinh những kiến thức mới nhất, chỉ mong sao học sinh chịu học mấy phiên bản khoa học. Bởi vì nếu đợi đến khi chắc chắn 100% về mọi thứ, chúng ta sẽ không bao giờ biết gì hết, vì khoa học (trừ toán) không giờ chắc 100%.


Đến năm 2013 người ta mới thực sự chụp được ảnh phân tử hình thành liên kết bằng công nghệ Hiển vi Lực Nguyên tử Không Tiếp xúc. “Mãi đến tận bây giờ tất cả những hình vẽ phân tử chúng ta từng thấy (hoặc bị ép phải xem) đều là những phỏng đoán dựa trên thông tin khoa học hiện có” [1].

Kết luận

“[…] Dù có những khác biệt cơ bản về phương pháp giữa các nhà khoa học thực nghiệm và khoa học lịch sử, mấu chốt của chúng là sự bất đối xứng thời gian về nguyên nhân, một đặc điểm phổ quát của tự nhiên. Vì thế, khẳng định cho rằng khoa học lịch sử về mặt phương pháp là thấp kém hơn khoa học thực nghiệm là không có cơ sở.” (Cleland 2001) [2]


Tui đã nói, bạn hoàn toàn có quyền tin gì cũng được, những ý kiến của bạn có thể đúng, có thể sai – khi bạn chưa kiểm chứng chúng một cách khách quan, thì chúng đơn giản không khoa học, vậy thôi, chẳng có vấn đề gì cả. Nhưng một khi đã muốn tuyên truyền chúng như sự thật và gây ảnh hưởng đến người khác ở những tổ chức công như giáo dục, luật pháp & y tế, thì sẽ phải chịu sự phán xét không khoan nhượng, và khoa học sẽ chiến thắng, bởi vì nó tạo ra kết quả.


Trích dẫn và tham khảo:
[1]“  Until now, all of the drawings of molecules we’ve ever seen (or been forced to look at) were educated guesses based on the scientific information at hand.”


[2]“Second, although there are fundamental differences in methodology between experimental scientists and historical scientists, they are keyed to a pervasive feature of nature, a time
asymmetry of causation. As a consequence, the claim that historical science is methodologically inferior to experimental science cannot be sustained.”


Science Council. (2009). Our definition of science. Retrieved June 12, 2016, from http://sciencecouncil.org/about-us/our-definition-of-science/
Theobald, D. L. (2012). 29+ Evidences for Macroevolution: The Scientific Case for Common Descent. The TalkOrigins Archive.
Runn, C. (2015). Scientist vs. Engineer: What’s the difference? Retrieved June 13, 2016, from http://www.stemjobs.com/whats-the-difference-between-a-scientist-engineer/
Cleland, C. E. (2001). Historical science, epxerimental science, and the scientific method. Geology, 29(11), 987–990. doi:10.1130/0091-7613(2001)029<0987 span=””>

16 Comments

  1. Bạn có thể đăng lại cho mình ảnh ở phần phôi học được không, mình muốn lưu lại nhưng hình nhỏ quá.
    Ngoài ra mình cũng muốn hỏi là màng trinh của con người có công dụng gì? Và con loài khác trong bộ linh trưởng có loại màng đó hay cấu trúc nào tương tự như vậy không?

    Thích

    1. Này bạn

      Hình chỉ được tô màu để phân nhóm thôi nghen, có thể xem chi tiết ở đây (Ảnh từ một web chống tiến hóa ^^, nhưng có độ phân giải cao)

      Màng trinh không có công dụng sinh lý nào mà ta đã biết. Màng trinh là một phần còn lại của quá trình hình thành âm đạo.

      Xem video quá trình hình thành cơ quan sinh sản

      Còn tinh tinh và rất nhiều động vật khác cũng có màng trinh.
      https://en.wikipedia.org/wiki/Hymen#Other_animals

      Đã thích bởi 2 người

  2. Hình như bạn trích dẫn thiếu câu nói của Stephen Hawking thì phải. Sao bạn không trích đầy đủ câu đó ra để người ta hiểu cho rõ ?

    Nói thật là mình cũng thấy khá tiếc cho Hawking. Ông ta có thể định nghĩa bản chất khoa học là thế nào không ? Và cuối cùng thì khoa học chứng minh cho cái gì và khám phá ra điều gì ? Khoa học sẽ thắng là thắng cái gì mới được chứ ?

    Mà một sự thật Hằng Sống thì nó không phụ thuộc vào việc tổ chức giáo dục, luật pháp & y tế,…chấp nhận hay không chấp nhận, bạn ạ. Trời đất sẽ mau chóng qua đi nhưng một sự thật Hằng Sống thì nó sẽ chẳng thay đổi và chẳng qua đi đâu !

    Nên hiểu cho đúng. Nếu nói khoa học sẽ chiến thắng thì nó hơi tối nghĩa. Không phải science will win. Nhưng phải là The Truth always wins in the end because it can never be destroyed

    Thích

    1. Chào bạn. Mình trân trọng sự nhiệt tình của bạn. Khoa học sẽ thắng gì? Nó sẽ thắng những bệnh tật mà trước đây người ta cho là do ma quỷ, nó sẽ thắng những biên giới người ta đặt ra vì sợ hãi, và nó sẽ thắng những điều không đúng sự thật vì nó là một phương pháp tốt, tuy chưa hoàn hảo, để tìm ra sự thật. Còn nếu có một sự thật Hằng Sống như bạn khẳng định, thì dĩ nhiên nó sẽ cùng song hành với khoa học mà chẳng hề cần những người muốn bảo vệ nó phải lo ngại mà tấn công khoa học, đúng không?

      Thích

      1. Cảm ơn bạn. Bạn hiểu khoa học sẽ thắng những điều không đúng sự thật vì nó là một phương pháp tốt, tuy chưa hoàn hảo, để tìm ra sự thật. Vậy tốt rồi, bạn

        Còn bạn nói là tấn công khoa học gì đó thì không đúng. Vì nếu điều gì đó người ta tin mà không phải khoa học thì đó không gọi là tấn công. Ngược lại, khoa học cũng không hề tấn công nhưng còn chứng minh cho sự thật nữa

        Thích

      2. Ấy dà, sự tấn công khoa học là có thật, và tôi đang chứng kiến nó hàng ngày trước và trong khi điều hành website này, bạn có thể đọc mục Phản Biện của web để thấy. Vấn đề của chúng ta ở đây là “chủ ngữ” và “vị ngữ” của tôi và bạn hiểu là không giống nhau. Vị ngữ của tôi, cái mà KH chiến thắng, bao gồm và chỉ bao gồm những thế lực tấn công khoa học. Đó cũng là lý do tôi không trích trọn vẹn của Hawking và vì nó dễ gây hiểu lầm. Thân

        Thích

  3. Mình đưa ra ý kiến như vậy cũng là để giúp bạn hiểu thôi. Còn dĩ nhiên dù những nhà khoa học không chân chính có bài bác, bắt bẻ hay là không chấp nhận một sự thật Hằng Sống hay Bất Biến nào đó thì cũng không thay đổi được gì, mà còn ngược lại nữa. Sự thật vẫn là sự thật, sự kiện đã từng xảy ra vẫn là sự kiện đó. Công nhận hay không công nhận cũng không có giá trị gì cả

    Thích

    1. Đúng ạ, sự thật vẫn là sự thật.

      Tuy nhiên, mình cũng muốn nói thế này để giúp bạn suy nghĩ thêm: mình thấy gọi một sự thật là “bất biến” là ta đã chấm dứt hành trình tri thức. Bạn chắc sẽ không đồng ý, nhưng với mình, mọi sự thật đều có thể sụp đổ. Mình tin vào “sự thật cho đến thời điểm này“. Với mình, tiến hóa cũng vậy, là hiện thực cho đến thời điểm này. Ngày mai, nếu có bằng chứng chứng minh nó sai, nó sẽ không còn là sự thật với mình nữa. Mình không đặt đức tin hay lòng trung thành với tiến hóa, ông Darwin hay bất kỳ sự thật cho đến thời điểm này hay nhân vật nào hết. Lòng trung thành của mình là với hành trình đi tìm kiến thức mới.

      Vì thế, vấn đề của mình với các bài viết chống tiến hóa không phải vì họ chống tiến hóa, mà là họ không thành thật trong cách dẫn dữ kiện, dùng chiêu trò tâm lý để chinh phục thay vì lập luận. Để chúng phát tán, thì hết sức nguy hại. Khác với cách của bạn, mình không thể liên tục lặp lại cái gì đó là sự thật – mình biết đối với bạn chỉ như thế là đủ, nhưng nó không thuyết phục được ai khác cả. Thế nên cái mình đã và đang làm trên web này là dùng lập luận và dữ kiện, và mình mong là nếu bạn có không đồng ý chỗ nào, hãy cũng làm như thế với mình :). Thân ái

      Thích

Bình luận về bài viết này