Phản Biện Ông Phạm Việt Hưng, Phần 3: Xác suất hình thành sự sống

BỊA ĐẶT CỦA ÔNG HƯNG VỀ XÁC SUẤT HÌNH THÀNH SỰ SỐNG
Tôi đã thấy rất nhiều bàn luận về đề tài này. Một số đưa ra câu hỏi về sự sống hình thành như thế nào? Đây thực sự là một câu hỏi hay và hợp lý vì nó góp phần nâng cao hiểu biết của con người. Nhưng tôi lại thấy một số lại khẳng định rằng sự sống không thể diễn ra tự phát vì xác suất hình thành sự sống tự phát gần như bằng không. Tôi thật sự không biết họ lấy các xác suất đó ở đâu để khẳng định như vậy. Nhưng tôi cho rằng kết luận này phần lớn là lập lại từ kết luận của ông Phạm việt Hưng trong bài sau.
Ngay từ đầu, ông Hưng đã xuyên tạc quan điểm thực sự của TTH

Tiến hóa không phải là chuỗi, chưa bao giờ là chuỗi gọn lỏn có sinh vật đầu tiên hay sinh vật cuối cùng. Ngay từ 1837,  Darwin đã hình dung tiến hóa dạng cây, B, C, hay D mới là cuối cùng? Câu trả lời: tất cả sinh vật hiện đại đều là đầu mút nhỏ, mới nhất trong cả một mạng lưới xum xuê.
 Mỗi học thuyết dùng để giải thích một tập hợp dữ kiện cụ thể. Thuyết tiến hóa là để giải thích đa dạng sinh học. Thuyết tiến hóa chưa bao giờ mon men đến nguồn gốc sự sống, mà lại bảo thuyết tiến hóa không giải thích được tế bào đầu tiên ở đâu ra thì sẽ phá sản là quá vô lý. Nói như vậy cũng như nói định luật vạn vật hấp dẫn của Newton cũng sụp đổ vì ông ấy không giải thích trọng lực từ đâu ra?
Sau khi tôi đọc kỹ bài viết này, tôi chỉ thấy con số 1/10113 mà tôi không thấy nói về con số này được tính như thế nào. Nhưng ông Hưng đã nhanh chóng đi đến kết luận rằng “20 loại acid amin cần cho sự sống không thể ngẫu nhiên kết hợp lại với nhau để tạo ra protein.”
Sau đó, tôi đi đến phần tài liệu tham khảo để xem có bài trích dẫn nào nói về cách tính con số 1/10113 không. Nhưng thật đáng tiếc, phần tài liệu tham khảo rất sơ sài. Hai tài liệu đầu tiên là 2 quyển sách của nhà xuất bản Watch Tower Bible and Tract Society of Pennsylvania (đây là nhà xuất bản thuộc tổ chức Jehovah’s Witnesses với nhiệm vụ là truyền bá đức tin). Tài liệu thứ 3 là bản liệt kê các câu nói của các nhà khoa học. Tôi cho rằng truyền thống trích dẫn là điểm mạnh của ông Hưng. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là không hề có tài liệu tham khảo nói tới “con số 1/10113 của ông Hưng” này.
Do đó, trong bài này, tôi sẽ bàn luận kỹ hơn về sự sống. Tôi sẽ cố gắng nói một cách dễ hiểu về các thuật ngữ liên quan.
Chúng ta thường nghe nói về vật chất sống/vật chất không sống hay cái sống/cái không sống. Đây không phải là các thuật ngữ khoa học. Đây chính là cách hiểu của phổ thông đại chúng, mà hầu hết là sai lệch so với ý nghĩa của sự sống.
 
Vậy sự sống là gì? Một cách dễ hiểu, sự sống chính là các phản ứng hóa học xảy ra liên tục dưới sự xúc tác của enzyme.
Chúng ta đã quen với khái niệm phản ứng hóa học từ khi ở trường phổ thông. Một trong các phản ứng hóa học đơn giản là khi cho một miếng kim loại như kẽm vào dung dịch acid clohydric (HCl) chúng ta sẽ thu được 2 chất mới là ZnCl2 và khí Hydro. Tuy nhiên, phản ứng hóa học này không tạo ra sự sống vì nó không kéo dài liên tục. Phản ứng sẽ kết thúc khi kẽm hay HCl đã phản ứng hết. Một thành phần quan trọng thứ 2 của sự sống chính là các enzyme. Enzyme là các phân tử protein, tham gia vào các phản ứng hóa học và giúp các phản ứng này diễn ra với ít tiêu tốn năng lượng nhất. Rất nhiều các phản ứng hóa học của sự sống sẽ không diễn ra khi thiếu enzyme. Một enzyme điển hình là amylase, có trong nước bọt của người, giúp phân giải tinh bột thành đường và cho ta cảm giác vị ngọt trong miệng. Ngoài ra, enzyme còn giúp làm giảm nhu cầu năng lượng của phản ứng hóa học. Năng lượng là nhu cầu sống còn của sự sống, tế bào não nếu thiếu năng lượng trong vài giờ sẽ gây chết não. Do đó, năng lượng chính là một trong những động lực chính của tiến hóa mà tôi sẽ nói rõ hơn trong những bài sau này.
Một tế bào muốn tồn tại thì phải xảy ra các phản ứng hóa học liên tục bên trong tế bào đó. Tuy nhiên, các phản ứng hóa học này thường tạo ra các sản phẩm phụ gây độc cho tế bào. Do đó, tế bào cần phải loại thải liên tục các chất độc này ra khỏi cơ thể. Nếu một sinh vật không còn sống, các phản ứng hóa học bên trong các sinh vật ấy sẽ vẫn xảy ra nhưng đều theo hướng tích tụ các sản phẩm độc hại. Chúng sẽ làm hư hại bộ máy tạo năng lượng của tế bào. Và khi không còn năng lượng, các phản ứng sẽ dừng lại và tế bào sẽ chết. Do đó, trong bảo quản thực phẩm, mục đích chính là làm chậm các phản ứng hóa học này lại để thực phẩm có thể tươi lâu. Ví dụ: bảo quản lạnh (nhiệt độ lạnh sẽ làm nước kết tinh lại, mà nước chính là môi trường cần thiết để phản ứng hóa học xảy ra), ướp muối (muối hút nước, do đó làm mất nước trong thực phẩm)
Chúng ta có thể thấy rằng sự sống chính là các phản ứng hóa học xảy ra liên tục dưới sự xúc tác của enzyme. Từ đó, chúng ta có thể xem sự sống như là một quá trình chứ không phải là vật sống hay là cái sống. Cơ thể là vật chất, cơ thể sống được là nhờ các quá trình hóa học xảy ra bên trong.
 
Từ ý trên, chúng ta sẽ bàn tới một câu khẳng định của ông Hưng là sự sống không thể hình thành từ cái không sống.
Nếu chúng ta nhìn vào bảng phân loại tuần hoàn của Mendeleev. Chúng ta sẽ đồng ý rằng chẳng có nguyên tố nào trong đó “sống” được cả
Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào cấu tạo của một phân tử DNA, một phân tử có trong tất cả các “vật chất sống”. Chúng ta sẽ thấy rằng nó cấu tạo từ Hydro, Oxi, Carbon, Phospho. Tất cả các chất này đều hiện diện trong bảng phân loại tuần hoàn phía trên. Do đó, chúng ta nói “vật chất sống” hay “vật chất không sống” là không có ý nghĩa. Chúng ta chỉ có vật chất và sự sống. Đây là 2 khái niệm tồn tại riêng biệt
Hay nói một cách ngắn gọn: nếu một sinh vật chết đi và khi các phản ứng hóa học không còn nữa. Sinh vật đó chỉ là một khối vật chất được cấu tạo từ các nguyên tố của bảng phân loại tuần hoàn. Như vậy, vật chất hay những thứ không sống chính là những viên gạch lót đường cho sự sống xuất hiện. Làm thế nào mà enzyme amlylase xúc tác cho việc phân giải tinh bột thành đường nếu như amylase hay đường không xuất hiện trên cõi đời này. Amylase và đường là vật chất và được cấu tạo từ các nguyên tố trong bảng phân loại tuần hoàn.
 
Một trong những cứu cánh của ông Hưng nhằm lật đổ thuyết tiến hóa là Pasteur.
Ông Hưng cho rằng “các định luật cơ bản do Pasteur khám phá sẽ tự động loại bỏ thuyết tiến hóa của Darwin” và ông Hưng đưa định luật của Pasteur là “Định luật về tính bất đối xứng của sự sống (The Law of Life Asymmetry), hay còn gọi là Định luật về sự sống thuận tay trái (The Law of Left-Handed Life).” (https://viethungpham.com/2015/08/22/why-is-life-left-handed-tai-sao-su-song-thuan-tay-trai/)
Tôi muốn tìm hiểu Pasteur phát biểu định luật này như thế nào. Do đó, tôi đã tra 2 cụm từ “The Law of Life Asymmetry” “The Law of Left-Handed Life”. Tôi bỏ 2 cụm từ vào ngoặc kép, việc này sẽ giúp tra ra kết quả của cả một cụm từ. Nếu không sử dụng ngoặc kép, chúng ta chỉ có kết quả của từng từ  riêng lẻ chứ không phải một cụm từ cụ thể. Kết quả thật ngạc nhiên, 2 cái tên này chỉ có duy nhất nằm trong bài của ông Hưng mà thôi.

Từ đó, tôi nghi ngờ về sự tồn tại của định luật của Pasteur mà ông Hưng đưa ra. Ông Hưng đã khéo léo sử dụng tiếng Anh để cho người đọc lầm tưởng về sự tồn tại của định luật này. Tuy nhiên, định luật bằng tiếng Anh này chỉ tồn tại trên blog cá nhân của chính ông Hưng. Ông Hưng thường cho là định luật của Pasteur này bị che đậy quá kỹ và không ai tìm ra được, TRỪ ÔNG HƯNG. Nếu tôi gỉa sử điều này là đúng, thì tại sao ông Hưng không trích dẫn cái định luật mà ông ta tìm được trong phần tài liệu tham khảo. Thật vậy, trong phần tài liệu tham khảo không hề có phần trích dẫn nguồn của định luật này, độc giả có thể xem phần tài liệu tham khảo của ông Hưng mà tôi đã chụp lại ở trên vào thời điểm viết bài. Do đó, tôi thật sự không biết mục đích của ông Hưng khi bịa đặt và tạo dựng định luật của Pasteur để làm gì. Nhưng tôi biết một nhà khoa học lớn như Pasteur có lẽ sẽ rất buồn khi hậu thế lại lợi dụng tên tuổi của mình cho một mục đích nào đó.

Một lần nữa, có thể thấy truyền thống của ông Hưng là trích dẫn tài liệu tham khảo rất mơ hồ. Khoa học cần sự minh bạch và rõ ràng. Việc trích dẫn mơ hồ này chứng tỏ ông Hưng đang che dấu sự thật với chúng ta.

Vào năm 1848, Pasteur tiến hành thí nghiệm trên tartaric acid và ông thấy rằng tartaric acid được chiết xuất từ tự nhiên thì có dạng L (levotartaric acid); còn tartaric acid từ tổng hợp nhân tạo sẽ có dạng D (dextrotartaric acid). Hai dạng này của tartaric acid giống như là 2 hình ảnh phản chiếu qua một tấm gương. Đó chính là phát hiện gốc của Pasteur. Ngoài ra, Pasteur không bao giờ phát biểu là sự sống là phải thuận tay trái gì cả.
Tuy nhiên, ông Hưng đã núp bóng Pasteur mà rút ra một kết luận vô cùng táo bạo
Và các kết luận táo bạo của ông Hưng cũng là từ định luật thuận tay trái bịa đặt của ông ta.
Trong tự nhiên, các phân tử acid amin tham gia sự sống có dạng L; các phân tử đường tham gia sự sống có dạng D (https://en.wikipedia.org/wiki/Chirality_(chemistry)) . Chứ không phải như ông Hưng nói là sự sống là phải thuận tay trái.
 
Ông Hưng tiếp tục lấy Pasteur ra để phản đối tiến hóa trong một thí nghiệm về sự sống tự phát.
Thế nào là tự phát (Spontaneous)? Khi chúng ta cho kim loại như kẽm vào acid HCl, phản ứng sẽ diễn ra ngay lập tức. Đây gọi là phản ứng tự phát vì phản ứng có thể tự diễn ra mà không chịu tác động của một phản ứng khác (phản ứng khác này thường là phản ứng cung cấp năng lượng cho phản ứng tiếp theo). Sự sống tự phát là sự sống không bắt nguồn từ sự sống. Vào trước thời đại của Pasteur, người ta tin rằng để tạo ra dòi, chỉ cần để miếng thịt thối vào góc nhà; hay chỉ cần để một miếng phomat vào đôi giầy thì một vài ngày sau, các con chuột sẽ đi ra từ đôi giầy. Trong một thí nghiệm kinh điển, Pasteur đã hoàn toàn bác bỏ được khái niệm sự sống tự phát. Từ đó hình thành nên thuật ngữ Biogenesis, tức là sự sống hình thành từ sự sống
Thuật ngữ biogenesis thường được gán cho quá trình sinh sản của sinh vật. Không chỉ là quá trình tạo ra một sinh vật mới, mà còn là quá trình tạo ra các bào quan mới trong tế bào
Khái niệm này hoàn toàn khác với thuật ngữ abiogenesis được đưa ra bởi Henry Charlton Bastian. Abiogenesis là sự sống bắt nguồn từ vật chất không sống. Như tôi đã mô tả ở trên, các vật chất không sống chính là các viên gạch lót đường cho việc hình thành sự sống. Hay nói cách khác, trong một thời điểm nào đó của trái đất nguyên thủy cách đây 3,5 tỷ năm, các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học kết hợp với nhau để hình thành sự sống.
 
THÍ NGHIỆM MILLER-UREY
Vậy có khả năng các nguyên tố kết hợp với nhau để tạo ra sự sống không? Khả năng này hoàn toàn xảy ra được nhờ vào một thí nghiệm nổi tiếng của Miller và Urey vào năm 1952 (https://en.wikipedia.org/wiki/Miller%E2%80%93Urey_experiment) . Trong thí nghiệm này, Miller đã thành công trong việc tạo ra acid amin từ nước, CH4, CH3và CO2 . Để tránh việc ông Hưng mang cái định luật sự sống thuận tay trái của ông ta ra, hai dạng L và D của phân tử amino acid đều được Miller tạo ra.
Tôi xin mô tả thí nghiệm này như sau:
Hình vẽ sơ đồ thí nghiệm ở trên bao gồm 4 thành phần chính: bình cầu được đun nóng (1) tạo ra hơi nước, sau đó hơi nước này sẽ đi vào bình chứa hỗn hợp khí có trong bầu khí quyển sơ khai (2) và ở trong bình chứa khí này, một tia chớp điện được tạo ra để kích thích phản ứng xảy ra giữa các loại khí. Sau đó, hơi nước tiếp tục đi qua hệ thống lành lạnh (3) để ngưng tụ hơi nước. Hơi nước ngưng tụ sẽ tập trung vào ống (4) chứa hỗn hợp các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước.
Thí nghiệm này mô phỏng bầu khí quyển của trái đất sơ khai và kiểm tra xem bầu khí quyển chỉ chứa các khí đơn giản có thể tạo ra các hợp chất hữu cơ phức tạp hay không. Nếu để ý kỹ, chúng ta có thể nhận ra là quá trình mô phỏng này là hầu như lập lại chính xác một hiện tự nhiên rất thường thấy, đó chính là MƯA.Như hình dưới:
Khi nước biển bốc hơi lên do tác động của sức nóng từ mặt trời, hơi nước sẽ tích tụ trong bầu khí quyển. Khi bắt đầu mưa, sấm sét sẽ xuất hiện. Sấm sét sẽ làm các loại khí có trong bầu khí quyển phản ứng với nhau và hết hợp với hơi nước. Khi hơi nước rơi xuống tạo thành mưa, các phân tử khí và cùng với sản phẩm do phản ứng giữa chúng tạo ra sẽ rơi xuống mặt đất.
Như vậy, vấn đề mấu chốt cho phản ứng giữa các khí xảy ra là sấm sét. Sấm sét là một hiện tượng vật lý đã được hiểu biết rõ ràng (http://www.nasa.gov/audience/forstudents/k-4/home/F_What_Causes_Lightning_Flash.html) ; và điều quan trọng là sấm sét là một hiện tượng luôn xảy ra khi trời mưa. Như vậy, mưa là điều kiện vật lý để xảy ra sự tạo thành các hợp chất hữu cơ từ các khí đơn giản. Còn về mặt hóa học thì sao? Chúng ta sẽ xem xét các phương trình hóa học chứng tỏ rằng các sản phẩm được tạo ra từ các phản ứng đơn giản có thể tham gia vào các phản ứng để tạo ra các sản phẩm phức tạp hơn:
Từ các khí như CH4, CH3và CO2 các phản ứng sẽ tạo ra 2 sản phẩm quan trọng là hydrogen cyanide (HCN) và formaldehyde (CH2O)
  •  CO2→ CO + [O] (atomic oxygen)
  • CH4+ 2[O] → CH2O + H2O
  • CO + NH3HCN + H2O
  • CH4+ NH3 → HCN + 3H2 (BMA process)

Sau đó, hydrogen cyanide (HCN) và formaldehyde (CH2O) phản ứng để tạo ra một loại acid amin là glycine
  • CH2O + HCN + NH3 → NH2-CH2-CN + H2O
  • NH2-CH2-CN + 2H2O → NH3 + NH2-CH2-COOH (glycine)

Và có rất nhiều sự kết hợp khác nhau nữa giữa các chất, những sự kết hợp này sẽ tạo ra các chất mới hơn và từ đó tổng hợp nên các loại acid amin. Tất cả các điều này xảy ra giống như là các hiện tượng vật lý và hóa học của tự nhiên diễn ra nhịp nhàng và ăn khớp với nhau vậy.
Vào năm 1961, khi lập lại thí nghiệm của Miller, Joan Oró đã tạo ra được nucleobase adenine, một trong 4 thành phần cấu tạo của DNA (adenine, thymine, uracil và cytosine) (http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0003986161900339)
Toàn bộ thí nghiệm của Miller và Urey tiến hành vào năm 1952 được hậu thế ở thế kỷ 21 lập lại và thu được kết quả hoàn toàn tương tự. Có thể xem online tại đây: https://openload.co/f/kJJKU3nu9Hc/A_21st_century_adaptation_of_the_Miller-Urey_origin_of_life_experiments.mp4 (Nguồn: http://phys.org/news/2014-01-21st-century-miller-urey-life.html)
Hình ảnh kết quả của thí nghiệm Miller-Urey lập lại ở thế kỷ 21 lấy từ video trên
Không chấp nhận các bằng chứng hiển nhiên từ các thí nghiệm trên, ông Hưng vẫn tiếp tục tấn công: (https://viethungpham.com/2016/02/06/probability-of-lifes-spontaneous-generation-xac-suat-de-su-song-hinh-thanh-tu-phat/)

 

Làm thế nào để biết bầu khí quyển cách đây 3,5 tỷ năm như thế nào? Khi trái đất được hình thành cách đây 4,5 tỷ năm, toàn bộ bề mặt trái đất được bao phủ hầu như là nước. Nước bốc hơi lên và tạo thành mưa. Quy trình này xuất hiện từ khi trái đất được hình thành và được lập đi lập lại tới tận ngày nay. Từ lúc sơ khai của trái đất, nước bốc hơi lên, khi gặp bầu khí quyển, các thành phần trong bầu khí quyển sẽ hòa tan vào nước và nước mang các thành phần hóa học này xuống mặt đất dưới dạng tuyết hay mưa. Ở bắc cực, do vị trí nằm ở vùng cực, nên khí hậu rất lạnh và do đó, nước sẽ tích tụ thành băng. Theo thời gian, các lớp băng mới mang các thành phần hóa học của bầu khí quyển sẽ phủ lên lớp băng cũ hơn, mang thành phần hóa học của bầu khí quyển trước đó. Do đó, lớp băng càng sâu thì có lịch sử càng lâu. Và từ đó, nếu khảo sát các lớp băng sâu này, chúng ta sẽ xác định được các thành phần hóa học của bầu khí quyển của một khoảng thời gian nào đó trong quá khứ và các thành phần khí quyển này hầu như được bảo quản cực kỳ tốt theo thời gian.
Các nhà khoa học đã đi đến vùng cực để tìm hiểu. Họ đã khoan trên bề mặt của Bắc cực để thu các cột băng. Các cột này có thể có chiều dài vài ngàn mét. Nếu khoan càng sâu, chúng ta có thể nghiên cứu thành phần khí quyển cách đây càng xa xưa
Các nhà khoa học của NASA đang khoan các cột băng (http://earthobservatory.nasa.gov/Features/Paleoclimatology_IceCores/) . Các cột băng này, được gọi là ice core, sẽ được mang về một phòng thí nghiệm chuyên biệt là National Ice Core Laboratory ở Denver, Colorado để phân tích
Một mẫu ice core đang được xử lý
Các ice core sẽ được cắt ra theo từng vùng để phân tích thành phần hóa học, khí, tính chất vật lý, đồng phân và để lưu trữ
Các ice core sẽ được lưu trữ trong các ống như thế này
Như vậy, tôi vừa nói đến một công việc rất thầm lặng nhưng rất cao cả của các nhà khoa học khi thu thập dữ liệu về khí hậu trái đất sơ khai. Các độc giả có thể xem thêm ở đây http://icecores.org/about/index.shtml


KẾT LUẬN
Giải thích sự sống không phải là vấn đề của thuyết tiến hóa. Thuyết tiến hóa hoàn toàn chưa bao giờ đưa ra một nhận định nào để giải thích việc hình thành sự sống. Darwin cũng không bao giờ nói đến “nồi súp nguyên thủy” (Primordial soup). “Nồi súp nguyên thủy” là một khái niệm được Alexander Oparin đưa ra vào năm 1924 (https://en.wikipedia.org/wiki/Primordial_soup) . Nhưng ông Hưng lại áp đặt vô cớ cho Darwin (https://viethungpham.com/2016/02/06/probability-of-lifes-spontaneous-generation-xac-suat-de-su-song-hinh-thanh-tu-phat/)
 
 
Một trong những điều cần lưu ý là chúng ta hay nghe nói Darwin nói thế này, Darwin nói thế kia. Vậy thật sự Darwin có nói như vậy hay không? Trong thuyết tiến hóa sinh học có nêu chính thức điều đó hay không? Hay chỉ là những gán ghép một cách thiếu suy nghĩ của ông Hưng cho Darwin.
Giải thích việc hình thành sự sống là mở rộng thêm của tiến hóa (chứ không nằm trong thuyết tiến hóa, đây là 2 khái niệm rất khác nhau). Cơ thể chúng ta là vật chất, các phản ứng hóa học xảy ra liên tục dưới sự xúc tác của enzyme diễn ra trong cơ thể chúng ta làm cho chúng ta “sống”. Nếu chúng ta bứt một sợi tóc đang mọc và đốt dưới ngọn lửa, sợi tóc đó sẽ chỉ còn là một đống tro cấu tạo từ carbon. Ngoài ra, bằng việc khoan các ice core mà tôi đã giới thiệu ở trên, các nhà khoa học đã có các bằng chứng về bầu khí quyển của trái đất sơ khai. Và bằng thí nghiệm của Miller, với việc tái tạo bầu khí quyển sơ khai, đã tạo ra các acid amin mà đang tồn tại trong cơ thể chúng ta từ các vật chất “không sống”.

 

Như vậy, không phải toán học xác suất mà là ông Hưng đã bác bỏ tiến hóa dựa vào con số 1/10113 huyền bí không biết đến từ đâu. Rất nhiều bài bình luận trên Evolit cũng nói là xác suất bác bỏ tiến hóa hay xác suất tạo sự sống từ vật chất không sống gần như bằng không. Tôi cho là cái “xác suất” này là đến từ ông Hưng. Tại sao con số xác suất hình thành sự sống là 1/10113 lại không thể có được một tài liệu tham khảo. Trong khoa học, tất cả các số liệu đều phải có tài liệu tham khảo. Vậy con số mơ hồ này ở đâu ra? Không chỉ dừng lại ở đó, ông Hưng còn tạo dựng cả một định luật “The Law of Left-Handed Life”, trong khi định luật này chỉ tồn tại duy nhất trên chính blog của ông Hưng. Tôi thật sự ngỡ ngàng khi đây lại là việc làm của một người tự xưng là nhà khoa học. Bất kỳ ai có lý trí và tôn trọng chân lý có lẽ sẽ không phung phí niềm tin vào sự bịa đặt của ông Phạm Việt Hưng.

T.N.

68 Comments

  1. ” định luật của Pasteur này bị che đậy quá kỹ và không ai tìm ra được, TRỪ ÔNG HƯNG. Nếu tôi gỉa sử điều này là đúng, thì tại sao ông Hưng không trích dẫn cái định luật mà ông ta tìm được trong phần tài liệu tham khảo.”
    ==> Lạy Thánh Amen. Cụ Evolit và cụ TN, 2 cụ cứ trung thành với Darwin, cứ yên vị với Thuyết tiến hóa đi nhé. Trong khi bao người sáng suốt, tỉnh táo đều đang đi trên con đường với đích đến là Chân Lý. Hai cụ đã ngốc thì cho 2 cụ ngốc cả đời. Ai hơi đâu dám tranh cãi với 2 cụ nữa

    Thích

  2. Bài viết rất hay, minh tra đi tra lại cũng không tìm được cái cơ sở tính toán xác suất 10^-113 ở đâu ra, dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê thế nào, phương pháp tính toán ra sao. Hiện các nhà khoa học chỉ đưa ra các giả thuyết về “hình thành sự sống” chứ chưa ” kết luận” rằng sự sống đầu tiên đã hình thành thế nào. Tuy nhiên bằng quan sát việc phản ứng hóa học được hình thành theo các nâc Chất vô cơ-> các chất hữu cơ-> các chất hóa học là nền tảng cho sự sống(polyme , aminoacid…) hoàn toàn có thể diễn ra mà không cần sinh vật nào cả. Dù sự sống được hình thành thế nào thì thuyết tiến hóa vẫn chính xác và được công nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa học cũng như hệ thống giáo dục của các nước trên thế giới.

    Thích

  3. Ơ, tưởng Son trích câu đó là Son tìm dc link phản biện rồi, ai dè Son vẫn như xưa. Son xem thử chùm bài “Ai đang” xem có “bao người”? :)) 2 cơ hội mới r nhé. Cứ “Chân lý” trần truồng ko chứng cứ thì luật cũ mà bay nhé.

    Thích

  4. Vấn đề về thí nghiệm Miller , nó đã bị bác bỏ từ lâu rồi.

    Làm sao bạn biết bầu khí quyển trái đất ban đầu có Metan, Amoniac, và CO2 ?.

    Mấy cái Ice Core đâu có nói lên dc rằng bầu khí quyển Trái Đất ban đầu như thế nào đâu ?.

    Bạn nghĩ rằng các lơp băng chồng lên nhau thì lơp băng cuối sẽ là bầu khí quyển ban đầu hả ?. Bộ bạn ko nghĩ tới việc các lớp băng chồng lên nhau thì ko gây áp lực lên lớp băng dưới cùng và phá hủy nó ?.

    Bạn ko thấy rằng trong thí nghiệm Miller, Cacbon Monocide (CO) là 1 chất gây hại và sẽ phá hủy các Amino Acid dc tạo thành, vấn đề là Miller khôn khéo TRAP nó, nên CO ko damage tới các Amino Acid dc, chứ ngoài tự nhiên, ai TRAP Amino Acid và tách nó khỏi CO ?

    LÀm sao bạn chắc chắn rằng Oxygen ko hiện diện trong bầu khí quyển ban đầu ?. Oxygen sẽ tiêu hủy các Amino Acid mà thí nghiệm tạo ra, chẳng có bằng chứng nào chứng tỏ bầu khí quyển ban đầu ko có sự hiện diện của O2 cả, các nhà tiến hóa đã khéo léo loại bỏ Oxygen để làm cho thí nghiệm của họ có vẻ đúng, nhưng thực ra sai bét.

    Chưa kể nếu sự sống hình thành từ đại dương, thì lại có 1 quá trình gọi là Hydrolysis mà kết quả là sẽ destroy các Amino acid.

    Bạn cũng không giải thích và trốn tránh câu hỏi: Tại sao các amino acid trong các cơ thể sống chỉ là các phân tử thuận tay trái , tại sao ?.

    Bạn đừng có ngụy biện chỉ ra rằng trong cơ thể sống có phân tử thuận tay phải, bạn chỉ ra dc, tôi cái j cũng chịu.

    Thích

    1. Với kiến thức chuyên ngành hóa mình xin góp ý
      – CO và amoni acid không phản ứng với nhau, tụi nó vẫn trơ ra đó ngay cả ở điều kiện khắc nghiệt nếu không có một số phức của Ruteni làm xúc tác,
      – Vấn đề đồng phân quang học chỉ đơn giản do quá trình sinh tổng hợp hình thành các “hốc có tính bất đối xứng”. Tuy bài viết nói không sâu, nhưng nhìn chung ổn, mình có học một môn chuyên ngành về cái này, mấy cái quá chi tiết diễn giải vào thì chỉ gây loãng vấn đề.
      – Hydrolysis liên kết peptide trong amino acid phải diễn ra trong môi trường khá là base hoặc acid và cần nhiệt độ (có lần mình đun tới 70-80 C), nói chung là không dễ và lâu.

      Đã thích bởi 1 người

  5. Người ta thu thập các ice core, mà ice core là nước, từ đó phát hiện ra các chất hóa học trong nước bằng sắc ký khối phổ. Tôi đã nói rõ là các chất ứoa học hòa tan trong nước rồi mà, sao bạn không đọc kỹ

    Nếu các lớp băng chồng lên nhau, nó sẽ nén lớp băng dưới chặt hơn, nếu phá hủy thì đâu còn Bắc cực tồn tại ngày nay. Bắc cực là kết quả của các lớp băng chồng lên nhau mà

    CO hay còn gọi là carbon monoxide có vai trò trong cơ thể là chất dẫn truyền thần kinh và chất làm dãn mạch máu và thông tin thứ 2 trong tế bào
    Bài báo “Carbon Monoxide: Endogenous Production, Physiological Functions, and Pharmacological Applications” http://pharmrev.aspetjournals.org/content/57/4/585
    Nên tôi không thấy bất cứ lý do nào CO lại phá hủy amino acid trong tế bào. Nếu có bạn đưa ra dẫn chứng và lý giải dẫn chứng

    Tôi đâu có nói Oxigen không hiện diện trong bầu khí quyển ban đầu đâu
    Bạn có thấy phản ứng này tạo ra oxi nguyên tử CO2 → CO + [O] (atomic oxygen)
    Hai Oxi nguyên tử hết hợp thành 1 phân tử khí oxi. Như các phản ứng đưa ra, Oxigen góp phần tạo ra acid amin, hơn nữa, thí nghiệm được lập lại ở thế kỷ 21 cũng tạo ra acid amin từ oxi

    Hydrolysis là quá trình thủy giải do enzyme tạo ra, mà enzyme chính là protein. Nên thật vô lý khi nói enzyme lại thủy giải chính nó

    Đường là phân tử cũng tham gia sự sống, bạn hko6ng thể sống nếu không có đường, đường giúp tạo ra năng lượng. vậy bạn có thể giải thích tại sao đường cho sự sống lại luôn luôn thuận tay phải hay không. Do đó, tôi hoàn toàn không né tránh bạn, chỉ là bạn không đọc kỹ và phán xét hồ đồ

    Cuối cùng, bạn nói thì nghiệm Miller đã bị bác bỏ, tôi thấy bạn chỉ nói suông, câu này ai nói àm chẳng được, sao bạn không đưa ra bằng chứng nào đi. Bạn chỉ đưa ra những kết luận sai khoa học, hoàn toàn không chứng minh được gì hết

    Thích

  6. http://www.famousscientists.org/two-centuries-of-right-and-left-handed-molecules/

    Search thử thì có mà đầy cầu chuyện về sự sống tay trái 😀

    Tiếp tục gửi lại các câu hỏi vì chưa thấy câu trả lời nào thỏa đáng

    – Ban đầu chúng ta chỉ có các vật chất chết. Vì lý do ngẫu nhiên chúng kết hợp ntn để tạo ra được mầm sống đầu tiên. Hiện nay Khoa học hiện đại không thể tạo ra được vật chất sống từ vật chất hoàn toàn chết. Hay chúng ta phải công nhận nó là tiên đề? Tiên đề này khác hẳn các tiên đề của khoa học khác vì các tiên đề khoa học khác là ta thực chứng nó nhưng không thể chứng minh. (Ví dụ tiên đề Oclit hay vạn vật hấp dẫn…)
    – Các bạn nói là tiến hóa chọn lọc tự nhiên các biến dị có lợi để thích ứng với điều kiện sống. Tôi lấy ví dụ loài chim. Tôi không biết loài gì tiến hóa thành con chim nhưng theo thuyết tiến hóa ban đầu nó phải không biết bay và không có cánh. Để thích ứng với điều kiện sống thì nó dần trở thành con chim. Nếu thế thì ngay lập tức nó cũng không thể mọc cánh mà cánh nó phải dần dần phát triển. Các bạn phải chỉ cho tôi thấy cái cánh mọc dần dần đấy thì mang đến lợi ích gì? Nếu ngay lập tức nó bay được ngay thì rất logic. Nhưng chọn lọc tự nhiên để trở thành loài cánh cụt thì rất bất tiện và dễ bị kẻ thù tấn công. Theo tôi việc cánh mọc từ từ chẳng đem lại điều gì có lợi
    – Các bạn có bất cứ một bằng chứng nào về việc tiến hóa nhảy loài tại thời điểm hiện nay ko? Có nhà khoa học nào tạo ra được loài mới hay ko? Theo tôi thì bộ gene của mỗi loài đã bị khóa nếu không thì các bạn đã cấy ghép thành công muôn vàn loại kỳ dị. Các bộ xương hóa thạch mà các bạn nói là lai giữa loài này với loại kia thì theo quan điểm của tôi là vẫn là các loài tách biệt. Một triệu năm nữa các bạn lấy bộ xương hóa thạch của con hổ và con báo ra rồi bảo nó gần giống nhau và từ loài này tiến hóa thành loài kia????

    Thích

  7. Người ta thấy các phân tử dành cho sự sống là bất đối xứng, mà trong bất đối xứng thì ai cũng biết là gồm có cả tay trái và tay phải à. Thế thì bạn giải thích làm sao phân tử đường dành cho sự sống là thuận tay phải đi. Vấn đề sự sống bất đối xứng thì tôi công nhận. Tuy nhiên trong bài này là tôi muốn nói tới cụm từ “The Law of Life Asymmetry” và “The Law of Left-Handed Life” ở đâu ra. Nếu bạn đưa ra bằng chứng về bất kỳ tổ chứa uy tín nào sử dụng cụm từ “The Law of Life Asymmetry” hay “The Law of Left-Handed Life” làm tên định luật. lúc đó bạn mới phản biện được tôi

    BẠN NÊN ĐỌC KỸ BÀI VIẾT CỦA TÔI TRƯỚC KHI MÚA PHÍM NHÉ BẠN
    HƠN NỮA, TÔI ĐÃ CHO THẤY TRÊN GOOGLE KHÔNG CÓ CỤM TỪ “The Law of Life Asymmetry” hay “The Law of Left-Handed Life” NHÉ BẠN

    Thích

  8. Người ta thấy các phân tử dành cho sự sống là bất đối xứng, mà trong bất đối xứng thì ai cũng biết là gồm có cả tay trái và tay phải. Thế thì bạn giải thích làm sao phân tử đường dành cho sự sống là thuận tay phải đi. Vấn đề sự sống bất đối xứng thì tôi công nhận. Tuy nhiên trong bài này là tôi muốn nói tới cụm từ “The Law of Life Asymmetry” và “The Law of Left-Handed Life” ở đâu ra. Nếu bạn đưa ra bằng chứng về bất kỳ tổ chứa uy tín nào sử dụng cụm từ “The Law of Life Asymmetry” hay “The Law of Left-Handed Life” làm tên định luật. lúc đó bạn mới phản biện được tôi

    Chả có vật chất nào là sống, do đó, việc thêm từ “chết” là thừa. Bản thân đường chúng ta ăn có sống không, dĩ nhiên là không. nhưng khi vào cơ thể nó lại tham gia tạo năng lượng duy trì sự sống.

    Làm gì có cái là lý do ngẫu nhiên. Tôi đã nêu rõ các phương trình hóa học rất cơ bản ngay cả học sinh lớp 8 cũng hiểu được. Chứng tỏ sự sống là sự kết hợp MỘT CÁCH PHÙ HỢP GIỮA CÁC CHẤT TẠO RA PHẢN ỨNG HÓA HỌC. Nếu các chất không thể kết hợp lại thì làm sao phản ứng hóa học xảy ra thì làm sao chất mới tạo ra được.

    Bạn không biết loài gì tiến hóa thành loài chim, vậy sao bạn biết ban đầu nó không có cánh? Con khủng long là loài bò sát, người ta đã tìm ra hóa thạch bò sát biết bay trước khi nó trở thành chim rồi mà.

    Thuyết tiến nói rằng nếu một sinh vật thích nghi một khỏang thời gian dài thì sẽ biến đổi thành loài mới. Thời gian dài là vài triệu năm. Đây là điều kiện để thuyết tiến hóa đúng. Mỗi thuyết đều có một điều kiện để nó đúng. Như thuyết tương đối của Einstein nói rằng nếu chúng ta di chuyển bằng vận tốc ánh sáng thì sẽ thấy thời gian chậm lại và không gian co lại. DO đó, bạn không thể nào nói rằng THUYẾT TƯƠNG ĐỐI LÀ SAI CHỈ VÌ BẠN KHÔNG BAO GIỜ DI CHUYỂN ĐƯỢC VỚI VẬN TỐC ÁNH SÁNG

    Tất cả bạn nói đều có từ “theo bạn”. Tuy nhiên trong khoa học chẳng có cái gọi là “theo ai đó” vì nó chứa đầy cảm tính; đồng thời cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết kiến thức trầm trọng của người nói nên mới suy đoán dựa trên cảm tính như vậy

    Thích

  9. Chào mừng xuan trung đã quay trở lại.
    Trên đường về t cố nhớ tại sao t không trả lời comment của bạn lúc đó. T nhớ ra là lúc đó bạn đưa cho chúng t link của bìa số báo có tít “Darwin Was Wrong” của New Scientist (mà trong comment cũng như trong bài Ai đang… Phần 3, t đã chứng minh không phản ánh đúng quan điểm thực sự của NS, chỉ là câu view & troll) chứng tỏ lúc đó bạn đưa 1 dẫn chứng bạn không đọc; và khi bạn yêu cầu hóa thạch và đc đưa trang transitionalfossils.com, với những mắc xích trung gian rõ ràng mang các đặc điểm chuyển tiếp (như chuỗi hóa thạch cá voi với lỗ mũi đi dần lên đỉnh đầuchân sau dần teo nhỏ, phát hiện trong những địa điểm càng ngày càng cho lấy lối sống chuyển dần sang nước) bạn lại nói “vẫn là các loài tách biệt”. Mặt khác, dù nói vậy (ngầm hiểu bạn có xem hết chúng rồi mới có “quan điểm” đó), tới hôm nay bạn vẫn nói “Tôi không biết loài gì tiến hóa thành con chim”, trong khi trang đó nêu rất rõ là chim tiến hóa từ khủng long(“Dinosaurs – birds”), cho thấy bạn chưa hề xem, hoặc xem rất hời hợt => 3 điều đó làm t nghĩ bạn không thực sự quan tâm đến bằng chứng. Nhưng giờ t sẽ giả sử bạn là một người theo đuổi tri thức nghiêm túc & trả lời bạn như sau:

    _Đầu tiên, tiêu đề của bài này không phải là “Tại sao sự sống thuận tay trái” mà là “Phản biện ông PVH”, rõ ràng mục đích của bài không phải nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên, mà để chỉ ra những điểm sai trong bài viết của ông Hưng. TN không nói các amino acid trong cơ thể không “L”, mà là không có định luật nào của Pasteur tên “The Law of Life Asymmetry” hay “The Law of Left-Handed Life” , mà ông Hưng lại nói như vậy thì ông Hưng sai & phải bị phản biện – đây là 2 việc hoàn toàn tách biệt. Nếu cần giải thích về hiện tượng này, bạn có thể tham khảo trang của đại học Harvard; dù sao, giải thích về nguồn gốc sự sống không nằm trong phạm trù của TTH (đối tượng là đa dạng sinh học), nên t không hiểu sao ông Hưng lại xoáy vào đây như thể đó là gót chân Achille?
    https://www.cfa.harvard.edu/~ejchaisson/cosmic_evolution/docs/fr_1/fr_1_chem4.html

    Thích

  10. _Về chim, dù chẳng có liên quan gì đến bài này, nhưng t vẫn sẽ trả lời. Hy vọng nếu còn khúc mắc thì bạn cũng phát triển những chủ đề trong comment này thôi, đừng lôi thêm những chủ đề mới gây loãng comment của 1 bài về phát sinh sự sống.

    +Từ “mọc cánh” là một từ sai. “Mọc” mang nghĩa là nó nhô lên khỏi đất, trồi lên hoàn toàn mới như một cây con hay một nốt mụn, không giống chút nào với cánh, thực sự là một chi trước của động vật bốn chân phủ lông vũ; lông mới mọc, còn chi thì đã có sẵn (vị trí các xương đều tương ứng với sơ đồ xương chung của động vật bốn chi, http://evolution.berkeley.edu/evolibrary/article/homology_02, đây là kiến thức người ta đã biết từ trước khi có thuyết tiến hóa, nhờ TTH người ta mới biết vì sao). Sự hiểu lầm kệch cỡm này chắc có liên quan tới việc ông Hưng biếm họa việc chim TH từ bò sát “Nghĩa là phải tồn tại những loài nửa bò sát, nửa chim với cái cánh cụt, không đủ để bay. Cái cánh cụt ấy phải trải qua những giai đoạn kéo dài, từ chỗ mới nhú ra, đến 1/10 cái cánh thật, rồi 2/10,… “ (https://viethungpham.com/2015/09/03/evolution-a-pseudo-scientific-myth-tien-hoa-chuyen-than-thoai-nguy-khoa-hoc/)
    Trong khi đó, google bird evolution, ta thấy ngay một sơ đồ TH dần theo sự phát triển của lông vũ trên chi trước khủng long cũng như sự xuất hiện của các đặc điểm khác về xương và tập tính, tuyệt không có “nhú” hay 'cụt”.
    http://evolution.berkeley.edu/evolibrary/article/evograms_06
    Tự bạn khi đọc trang transitionalfossils.com chắc cũng đã thấy Archaeopteryx, hóa thạch một con khủng long có đuôi cái đuôi và hàm răng chuẩn bò sát và đôi cánh có móng.
    http://www.ucmp.berkeley.edu/diapsids/birds/archaeopteryx.html
    Ông Hưng, tự xưng đã nghiên cứu kỹ lưỡng về TTH và tuyên bố ai chống ông ta đều chưa tìm hiểu tới nơi tới chốn, mà lại đăng mô hình TH chim xuyên tạc quan điểm thực sự của TTH như vậy, có thể tha thứ không? Có thể dùng từ nào khác ngoài “lừa đảo” không?

    Thích

  11. Hi bạn

    Nó là cánh, hay chi hay là bất cứ cái gì thì theo thuyết tiến hóa ban đầu phải không có. Thuyết tiến hóa nói rằng tất cả xuất phát từ đơn bào đi lên. Các bạn nói rằng mọc lông sẵn trên cái có sẵn thế tôi hỏi các bạn cái có sẵn đấy ở đâu ra? Hy đùng một cái xuất hiện một số loài và một số đấy tiến hóa??? Tôi nhìn thấy hàng trăm cái hình vẽ về bird evolution nhưng thấy chủ yếu là lý luận tưởng tượng về tiến hóa trong một giai đoạn nào đấy còn một lý thuyết hoàn chỉnh về tiến hóa với đầy đủ bằng chứng khoa học thì không có

    Còn chuyện các bạn nói sự sống đơn giản là phản ứng hóa học thì tôi chịu thua bạn rồi. Một vật chất chết kết hợp với vật chất sống và bổ sung cho vật chất sống khác với vật chất hoàn toàn chết sống tự nhiên thành vật chất sống nhé

    Thích

  12. Ha ha, đúng là thầy cãi Evolit/TN. Pasteur mà không phát biểu định luật đó à. Đã nói rồi, nó bị che đậy kĩ lắm. Nhưng tôi có cái này cho cụ, mời cụ xem:
    http://nangkhieu.vn/nhan-vat-noi-tieng-the-gioi/489-louis-pasteur-vi-an-nhan-cua-nhan-loai.html
    http://bianthegioi.net/su-lua-chon-bi-an-cua-tu-nhien/

    Nếu cụ đã thấy rồi mà còn cãi lý nữa thì tôi cũng xin rút lui

    Archaeopteryx cũng có phải missing link đâu mà còn ngoan cố nữa. Cụ cũng bắt bẻ từ ngữ vừa thôi, cụ ạ

    Thích

  13. +Người ta hay liên hệ cánh & bay rất rất chặt chẽ, nên thật khó hiểu nếu chưa bay được mà lại có cánh. Bởi thế mới có câu hỏi nổi tiếng “What use is half a wing?”. Nhưng chỉ cần quan sát kỹ thực tế từ những con chim không bay hiện nay, ta thấy lông và cánh có thể có nhiều vai trò như giữ ấm, vũ điệu tìm bạn tình, làm mình có vẻ to hơn để đe dọa kẻ thù, ấp và che chở cho con, sử dụng cánh để chuyền từ cây này qua cây khác, hay để nhảy từ trên cao xuống nhẹ nhàng như sóc bay ngày nay, giữ thăng bằng khi chạy và leo dốc…

    Các nhà KH đưa ra những điều này đều có cơ sở hết. Một cách để nghiên cứu là sử dụng những con chim non lúc chúng có những bộ cánh chưa phát triển đầy đủ, chưa bay được. Họ đặt giả thuyết là vì chim tiến hóa từ những loài khủng long dùng những bộ cánh chưa bay được của mình để giữ thăng bằng khi chạy hoặc leo trèo, ta sẽ tìm được dấu tích của những hành vi đó ở chim. Để kiểm chứng, họ đã thử cho chim chạy và leo dốc, càng ngày càng đứng, không những ngay cả chim non cũng có thể leo dốc bằng các kết hợp lắc cánh và chân, mà cả chim non và trưởng thành đều ưu tiên sử dụng chân kết hợp với cánh hơn là bay, thử nghiệm nhiều năm trời và rất nhiều loài chim, đều cho kết quả tương tự.
    http://www.hhmi.org/biointeractive/origin-flight-what-use-half-wing

    Thích

  14. Cái có sẵn là chi trước của khủng long ==, là “cánh tay” ấy, đó là đặc điểm chung của tất cả bò sát, thú và chim từ tổ tiên chung 4 chi. Nói như bạn, chẳng lẽ giải thích bất cứ đặc điểm nào cũng phải bắt đầu từ tế bào đầu tiên@@? Trình bày một lượng kiến thức lớn phải từ từ, một năm học cũng chia làm 2 học kì, chẳng lẽ vì HK 2 có nguồn kiến thức từ HK1 mà trc bài nào chúng ta cũng phải ôn lại từ bài HK1? Chúng ta phải chia giai đoạn, bạn hỏi cánh chim, thì t nói nó và tiền thân của nó, chừng nào bạn hỏi chi trc bò sát, t sẽ nói nó từ vây cá (không phải cá nào cũng đc, không phải cá ngày nay).

    Trong trang transitional fossils nó đã nêu từng bc từng bc 1, với các hóa thạch mang những đặc điểm chuyển tiếp, nếu bạn vẫn coi đó là tưởng tượng thì bạn có quyền tin như vậy.

    Thích

  15. Và những bài này có nguồn là … vẫn không có nguồn, không có cơ sở, không có trích dẫn. Tại sao t không ngạc nhiên nhỉ ^^? Chúng t không cãi bạn làm gì. Comment bạn ở đó, bằng chứng bạn đưa ra có 100g nào không, tự người đọc hiểu.

    “Giỏi thì đưa bằng chứng hóa thạch chuyển tiếp!” (chuyển tiếp có nghĩa là thể hiện những đặc điểm trung gian giữa hai nhóm http://evolution.berkeley.edu/evolibrary/article/lines_03). Chuyển tiếp khủng long thành chim: những con chim có răng, có móng trên cánh, có đuôi khủng long? Không tính! Chuyển tiếp thú trên cạn lỗ mũi ở chóp mõm và 4 chân thành cá voi không có chân và lỗ mũi ở đỉnh đầu: những con vật lỗ mũi đi dần lên đỉnh đầu và chân sau dần teo nhỏ, phát hiện trong những địa điểm càng ngày càng cho lấy lối sống chuyển dần sang nước? Không tính!… Chỉ một câu “t thấy chúng vẫn là những loài riêng biệt” là phủ định sạch trơn, chẳng cần trình bày lí lẽ. Sao các bác không nói thẳng là các bác đã nhất quyết là TTH phải sai rồi, bằng chứng gì cũng méo tin cho rồi :))

    Thích

  16. Với Son Norman, tất cả các lỗi của ông Hưng đều là 'bắt bẻ câu chữ'. Ông ta cố tình tráo genetic modification và mutation, 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, chúng t vạch trần là 'bắt bẻ câu chữ'. Ông ta thồn chữ của Oparin vô miệng Darwin, chúng t vạch trần là 'bắt bẻ câu chữ'. Ông ta lấy cái bìa của New Scientist, nhồi 1 nội dung hoàn toàn khác rồi tuyên bố New scientist phản đối TTH, chúng t vạch trần cũng là 'bắt bẻ câu chữ'. Rồi giờ theo TTH cánh là lông vũ mọc trên chi trước bò sát, ông ta lại viết thành “nhú”, như viết công thức làm bánh mỳ mà lại tráo công thức bánh bông lan – nhưng tệ hơn hết ông ấy lại tự xưng là người hiểu về làm bánh mì hơn ai hết… vẫn là chúng t sai :)). Nhưng đối với Son Norman, ông Hưng không thể nào sai. Bao nhiêu bằng chứng ngay trc mũi, cũng làm ngơ, cúc cung tận tụy.
    Ai mới là cố chấp, cuồng tín, giáo điều, ai ai cũng thấy, như t đã nói, chỉ trỏ làm gì :)). Vậy nhé Son Norman, 3 cơ hội mới rồi, bạn vẫn chuộng “chân lý” trần truồng thì đành chia tay vĩnh viễn.

    Thích

  17. Còn vụ hổ với báo. EvoLit từng viết nhiệm vụ của nhà cổ sinh vật học không phải chỉ là sắp xếp hóa thạch theo tuổi, bây giờ bổ sung thêm là không phải cứ bạ con nào ngoại hình giống giống là cho làm tổ tiên.
    http://rspb.royalsocietypublishing.org/content/281/1774/20132686
    Như có thể thấy, chiếu theo thời điểm xuất hiện của hổ và báo (jaguar, puma và leopard) chúng không phải tổ tiên của nhau.

    Thích

  18. @xuan trung:
    “Một vật chất chết kết hợp với vật chất sống và bổ sung cho vật chất sống khác với vật chất hoàn toàn chết sống tự nhiên thành vật chất sống nhé” —->câu khẳng định này bạn nghĩ ra hay bạn trích dẫn, xin dẫn nguồn.

    Thích

  19. Tôi không phải là nhà sinh hóa học nên tôi không biết các khái niệm về vật chất trong chuyên ngành của các bạn. Đây là câu nói theo quan điểm của tôi. Tôi nhìn vật chất và phân biệt ra vật chất sống ví dụ con người, sinh vật, cây cỏ… Nó khác biệt hoàn toàn với các vật chất khác. Còn các bạn quan niệm cái gì cũng là vật chất và đơn giản sống hay chết cũng giống nhau bằng các phản ứng hóa học thì tôi chịu. Có thể các bạn cũng cho rằng trí tuệ đơn giản cũng là các phản ứng hóa học thì đó là quan điểm của các bạn

    Thích

  20. Ừ, vậy đi. Ai cũng có thể thừa nhận câu mình nói là quan điểm, có dẫn chứng thì có giá trị nặng, không dẫn chứng thì mãi chỉ là ý kiến vậy thì thật là tốt ^^. Cảm ơn đã quan tâm, nếu cần đào sâu về hình thành sự sống (vì nó không thuộc phạm trù của thuyết tiến hóa) bạn có thể xem qua minh họa công trình của Tiến sĩ Szostak nhé https://www.youtube.com/watch?v=i1Uz4k6rqY4 http://molbio.mgh.harvard.edu/szostakweb/. Bye.

    Thích

  21. Kìa con bướm vàng, kìa con bướm vàng. Xòe đôi cánh, xòe đôi cánh. Bươm bướm bay 200 vòng, bươm bướm bay 200 vòng. Đâm vào phân, đâm vào phân

    Kìa ông Đác uỳn, kìa ông Đác uỳn. Già lom khom, già lom khom. Nay phái evolution, nay phái evolution. Tôn thờ ông, con vượn đen

    Nồi súp hóa học, nồi súp hóa học. Thật là ngon, thật là ngon. Nhưng nó vẫn là tưởng tượng, nhưng nó vẫn là điên rồ. Miller đâu, phác họa coi

    Thật không thế hiểu, thật không thế hiểu. Từ đâu ra, từ đâu ra. Con thú xinh ở trên cạn, sao nó lại phải xuống biển. To mập như, voi Hà Đông (whale evolution?)

    Thích

  22. @Son Norman thân mến,
    đây không phải là cách nói của người có giáo dục. Khi đuối lý, bạn quay lại sỉ vả chúng tôi. Evolit đã từng không cho bạn post vì cách tranh luận thiếu tri thức, thiếu văn hóa như thế này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cho bạn rất nhiều cơ hội ở trên và đồng thời chúng tôi cũng rất kiên nhẫn trả lời bạn. Tuy nhiên, ngựa quen đường cũ, bạn lại tiếp tục công kích chúng tôi bằng rất nhiều những lời tục tĩu và miệt thị chúng tôi như cách làm của những kẻ đầu đường xó chợ. Rất nhiều comment của bạn trên Evolit phản đối tiến hóa chỉ vì chúa của bạn mâu thuẫn với tiến hóa. Do đó, tôi lo lắng rằng khi đuối lý, những người tin chúa sẽ buông những lời tục tĩu như bạn
    Vì vậy tôi cho rằng tranh luận tiếp với bạn là không cần thiết và nếu có nói thì là đàn gảy tai trâu mà thôi

    Thích

  23. @TN
    Mình nghĩ trường hợp như Son Norman là quá đặc biệt nên không thể gộp chung với những người khác được TN. Nếu vậy thì không “FAIR” cho mấy bạn như Xuân Trung hay Hoàng Long.

    Thích

  24. Bạn ơi cho tôi hỏi được không. Bạn search google định luật của ông phạm việt hưng mà bạn thêm nó vào dấu ngoặc kép bảo sao nó chỉ đưa ra 2 kết quả 🙂 bạn qua mặt được người này thì người khác cũng phát hiện. Nếu dám khẳng định thuyết của mình sao phải qua mặt người khác như vậy.

    Thích

  25. @Phuc Hoang
    Tôi không hiểu bạn nói gì?
    Nếu bạn nói về “The Law of Life Asymmetry” và “The Law of Left-Handed Life” thì ông Hưng nói rằng đây là 2 định luật của Pasteur. Nhưng khi tìm trên google thì chỉ có trong trang web của ông Hưng và gần đây có thêm trang Evolit vì Evolit nhắc đến nó. Nếu là định luật của Pasteur thật sự thì ít ra nó phải xuất hiện trên Wiki hay một bài báo khoa học nào đó. Chẳng lẽ cả thế giới này không ai biết biết về tên 2 định luật của Pasteur trừ ông Hưng ra

    Thích

  26. 1. Nguồn gốc của sự sống ? Chúng ta chưa biết. Vì chúng ta chưa biết cơ chế hình thành sự sống đầu tiên như thế nào nên không thể có bất kỳ một cách thức nào, công thức nào để tính xác suất hình thành sự sống. Khỏi tra con số của ông Hưng mần chi. Một là ổng sạo, hai là công thức đó sai.
    Vì khi anh muốn tính xác suất một hiện tượng chi đó có xảy ra không thì anh ít nhất phải hiểu cơ chế của hiện tượng đó, điều kiện cho nó xảy ra.
    Ví dụ, muốn tính xác suất xuất hiện mặt 1 của 1 viên xí ngầu 6 mặt, ít nhất anh phải biết viên xí ngầu đó có khối lượng phân bố đồng đều không ? các mặt có diện tích như nhau không ? …. Vì nếu các mặt đó giả sử khác nhau về diện tích, hay có kẻ chơi ăn gian độn chì vào một phía thì xác suất kô còn là 1/6 nữa.

    Cũng như vậy, muốn tính xác suất sự sống đầu tiên ra đời thì tối thiểu phải hiểu cơ chế ra đời của nó, điều kiện vào thời điểm nó ra đời ,….
    Nhưng đơn giản là chúng ta không biết, (hay chưa biết ) thì cái công thức đó chẳng có ý nghĩa, giá trị gì.

    Thêm một cái cho vui, là nếu giả tỉ ta chỉ dùng cơ học cổ điển mà tính xem xác suất các thiên hà cùng chạy ra xa thì sẽ có được một xác suất cực bé gần như không. Nhưng khi ta hiểu cơ tương đối, thì xác suất đó là ….. 1.
    Cho nên ngồi đó mà dùng mấy cái combination để mà tính xác suất hình thành sự sống thì con số đó không đáng tham khảo.

    Thích

  27. 2. Cho dù chúng ta chưa hiểu nguồn gốc sự sống, chúng ta vẫn có thể hiểu được sự hình thành của các loài.
    Sách giáo khoa trong trường học cũng nói rất rõ. Nhưng ông Hưng không hiểu và không chịu hiểu rằng thuyết tiến hoá và nguồn gốc sự sống là 2 cái khác nhau. Ông Hưng không hiểu nhưng học sinh phổ thông cần hiểu.

    Thích

  28. 3. Về cái thuận tay trái. Thì câu trả lời là ông Hưng ba sạo.
    Vì trong sự sống trên trái đất (Nhắc lại là trên trái đất) amino acids thì thuận tay trái còn đường (sugar) thì thuận tay mặt.
    Còn về tổng quát sự sống trên cả vũ trụ ? xin thưa chưa ai biết nó như thế nào.
    Tới giờ phút này chúng ta chưa biết được trong vũ trụ ngoài trái đất có sự sống hay không, thì làm sao ở thời xưa ông Pasteur dám chắc cú là sự sống phải thuận tay trái ???
    Tui thách thầy Hưng có thể chứng minh rằng trong vũ trụ không tồn tại sự sống thuận tay mặt, hay cóc thuận tay nào, hay thuận cả hai tay.
    Đơn giản là trên trái đất này, sự sống có các animo acids thuận tay trái, nhưng về sự sống tổng quát, nói chung, chúng ta không hiểu, chưa hiểu hết nó.

    Thích

  29. 4, Còn một cái cũng rất vui về ông Hưng là “Định lý Bất Toàn”. Godel's incompleteness theorem ổng dịch là Bất toàn thì cũng được đi, kệ ổng. Nhưng vấn đề là ổng không hiểu cái định lý này nó nói cái gì. Khi không rồi ổng suy ra là từ định lý Bất Toàn dẫn tới chuyện là không tồn tại ToE ! Mà ổng cũng lại không hiểu ToE trong vật lý nói là cái gì nữa. ToE dù tên là Theory of Everything nhưng thiệt sự nó hổng phải vậy. Không ai có tham vọng giải thích mọi thứ trên đời trong một theory cả. ToE người ta nói tới đây là quantum gravity. Mà cái đó nó hổng ăn nhằm gì tới Godel THeorem hết trơn hết trọi đó.

    Thích

  30. Bạn ongsauhung ong thân mến
    Đúng vậy, hầu như ông Hưng nói rất nhiều về định lý bất toàn của Godel. Nhưng ông ta chưa bao giờ giải thích định lý này một cách rõ ràng. Nên ông ta có thể diễn giải định lý này theo cách ông ta muốn. Như trên Evolit đã đưa ra, truyền thống tạo dựng và xuyên tạc là bản chất của ông Hưng. Nên tôi rất nghi ngờ tính chân thực của định lý bất toàn phiên bản Phạm Việt Hưng.

    Định lý bất toàn của Godel thật sự là một phạm trù toán học. Nhưng ông Hưng lại mang vào sinh học để phản đối tiến hóa.

    Thích

  31. Thưa bạn
    Ông Hưng xuyên tạc một phần, một phần thì ông ta lại đi dịch từ các nguồn có tính cách tôn giáo (Creationism chẳng hạn). Những người này có 1 chiêu rất độc, đó là dùng từ ngữ khoa học nhưng chuyển tải một nội dung phi khoa học. Họ biết rất rõ rằng rất nhiều người vì hoàn cảnh không có điều kiện tiếp xúc với các thông tin khoa học chánh thống nên không hiểu rõ vấn đề. Kế tiếp, vì ngày nay khoa học đã quá phát triển, nên một người dù được đào tạo chánh qui vẫn không có thể có kiến thức trong mọi ngành nghề, do đó bằng cách xả thông tin loạn cào cào họ đánh lừa người đọc.

    Godel's Theorem chẳng có gì là “Bất toàn” cả. Incompleteness ông Hưng dịch là Bất Toàn rồi gán cho nó một cái ý nghĩa “tôn giáo” đại khái nhân loại là bất toàn, hiểu biết của chúng ta là bất toàn …. Những điều ông ta nói ra không ăn nhằm chi tới Godel theorem vì chẳng cần tới cái định lý đó chúng ta cũng có thể biết được chúng ta vĩnh viễn không bao giờ đạt đến trạng thái toàn hảo về mặt tri thức.

    Godel theorem chỉ liên quan đến hệ tiên đề mà thôi. Nói giản dị là khi học hình học hồi trung học, chúng ta có hệ tiên đề Euclidean. TỪ đó có thể suy ra các định lý. THế nhưng tới số học tại sao chúng ta không thấy cô giáo dạy 1 hệ tiên đề cho số học ? Cái đó dính dáng tới Godel THeorem, muốn hiểu tại sao thì phải hiểu định lý này.

    Ngay trong toán học, ta thấy đó, đâu phải lúc nào cũng áp dụng Godel. Điển hình là hệ hình học mà ta đã học, nó complete chứ có incomplete gì đâu. Trong toán học, định lý Godel cũng đã áp dụng có giới hạn vậy mà ông Hưng lại đem luôn cái đó ra Khoa Học rồi suy diễn tùm lum. Trong khi Khoa Học khác với TOán học. TOán học, 1 theorem được chứng minh bằng proof còn khoa học thì một theory được chứng minh bằng emperical evidences. Tôi chắc rằng ông ta không hề hiểu định lý Godel nói cái gì.

    Về ông Hưng, tôi đã xem blog ông ta, thấy quá chán chường cho cái cảnh chung phe tán dương với nhau, nhưng khi có người góp ý thì bảo rằng “Trí giả không tranh biện”. Nên tôi chẳng thiết tha chi tới chuyện phản biện ổng. Nay thấy bạn bỏ công sức ra làm vì lợi ích của Khoa Học tôi thật mừng. Góp ý rằng nếu bạn có thể làm 1 trang facebook thì tiện share và phổ biến lắm. Nếu bạn ở Sài gòn, hôm nào mời bạn uống ly bia ?

    Thích

  32. Bạn Long Hoàng ui
    Mình nói thế này. Khi người ta xem xét các amino acids của sự sống trên cái trái đất này thì người ta thấy nó thuận tay trái. Tại sao ? chưa ai biết.
    Nhưng cái đó hổng phải là do ông Pasteur tìm ra mà cũng hổng phải là định luật sự sống thuận tay trái gì cả.
    Ông Pasteur tìm ra sự bất đối xứng trong phân tử của các hợp chất chớ ông không có nói cái gì rằng là sự sống phải thuận tay trái cả.

    Vì chúng ta không biết được rõ cơ chế của sự sống, nên không ai dám khẳng định là không tồn tại sự sống mà ở đó amino acids thuận tay mặt, hay thuận cả hai tay.
    Có thể có sự sống như thế ở một hành tinh nào đó thì sao ?
    Vấn đề của ông Hưng là:
    1. Đó là một hiện tượng mà chúng ta chưa giải thích được, thì ông ta biến thành 1 định luật !!!
    2. Dùng tên tuổi của một nhà khoa học để đặt tên cho nó không biết nhằm mục đích gì.

    Ví dụ, giả thuyết có vô hạn cặp số nguyên tố sanh đôi. GIả thuyết này hiện kiểm tra rất đúng, nhưng chưa chứng minh được.
    Khi không rồi tôi nói có định lý Bác Hồ về vô số cặp số nguyên tố sanh đôi thì cái điều tôi nói đó là trúng hay sai ??

    Thích

  33. @Lam Le
    Đúng vậy, định lý bất toàn là một trong những rường cột của ông Hưng. Nhưng cái này không chỉ là về toán, mà còn là triết học trong toán học. Nên nếu tìm hiểu rõ ngọn ngành có lẽ khó. Còn hiểu kiểu ông Hưng thì quá dễ rồi, ổng cho rằng: Cứ phang đại, dù gì cũng chả ai biết đâu

    Thích

  34. Dấu ngoặc kép không phải là bùa triệu hồi siêu nhân kiểm duyệt gì đâu mà tự dưng ém được hết kết quả. Nó chỉ cho thấy là Google thấy không hề có 2 cụm từ “The Law of Life Asymmetry” và “The Law of Left-Handed Life”; điều đó chứng minh đc rằng ông Hưng phát biểu là chúng tồn tại là không đúng sự thực (1). Hai hiện tượng này cũng không phải là luật, mà cũng không phải của Pasteur, đó mới là sự thực (2) – mục tiêu bài viết, đúng như tiêu đề của nó, là chỉ ra (1) & (2) và tách bạch hình thành sự sống & tiến hóa, chứ không phải nói về hiện tượng.

    Thích

  35. Một điểm nữa, thực sự dù nhà toán học có giỏi đến đâu thì cũng không thể nào bắt đầu tính xác suất của các hiện tượng tự nhiên nếu không xem xét các tính chất vật lý, hóa học. Ví dụ, nhìn cấu trúc tinh thể muối, ta sẽ thấy các nguyên tử Natri nối thàng mạng lưới đối xứng tuyệt đối bằng tỉ lệ 1:1 hoàn hảo với Clo; nếu ta tính xác suất để một nguyên tử Natri tình cờ có một Clo bên cạnh, kế lại có một Na khác cũng tình cờ có Clo… và xác suất để chúng đối xứng với nhau, thì sự tồn tại của một phần nghìn gram muối thôi cũng đã bất khả thi hơn việc hình thành sự sống; còn chỉ cần biết hóa vỡ lòng thôi, ta sẽ thấy xác suất đó là vô nghĩa, chỉ vì bản chất hóa học của các nguyên tử làm cho sự hình thành NaCl, sự kết hợp tạo mạng tinh thể hoàn hảo, quá đỗi dễ dàng và hiển nhiên. Hay thử tính mấy đời mà một quá trình đui mù, ngẫu nhiên như tuyết rơi tạo ra được những bông tuyết nhìn như là được một thợ thủ công bậc thầy chạm khắc? Nhưng mỗi trận tuyết vẫn tạo ra hàng trăm nghìn tỉ những tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị đó đấy thôi, tất cả chỉ nhờ các lực vật lý, hóa học và quy luật vũ trụ (chúng không phải nhiệm vụ của tiến hóa). Ông Hưng tính xác suất hình thành chuỗi protein bao gồm 20 aa cần cho sự sống bằng cách tính 100 đậu lấy ra được chuỗi đúng 20 hạt đậu yêu cầu và blah blah gì nữa để ra một xác suất ko tưởng; điều này không đúng vì thứ nhất, aa không phải những hạt đậu đỏ y chang nhau, mỗi aa sẽ có khối lượng, tính phân cực, ái lực… rất đặc thù, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng và việc chọn lọc chúng không hề ngẫu nhiên như bốc đậu; thứ 2, ngoài aa đầu thì không có bất kỳ yêu cầu gì cho thứ tự của các aa còn lại; thứ 3, 20 aa đó là của các sinh vật hiện đại, sự sống đầu tiên không nhất thiết – và ít có khả năng – sử dụng đúng 20 loại này… vì không tính đến ba điều này, bài toán trở nên vô nghĩa.

    Thích

  36. Thưa bạn
    Đúng như thế. Như tôi có nói, để tính xác suất một hiện tượng tự nhiên, trước hết ta phải hiểu thấu đáo nó. vì nó KHÔNG DIỄN RA NGẪU NHIÊN, Nên tính theo cái kiểu mấy ông Creationists là sai bét. Bạn đưa một ví dụ rất hay, là việc hình thành bông tuyết. Nếu không hiểu thì tính theo kiểu ngẫu nhiên xác suất sẽ gần như bằng không. Nhưng nếu hiểu thì quá trình đó diễn ra theo hướng giảm mức năng lượng, khi ta đưa các điều kiện đó vào thì xác suất sẽ tăng lên rất nhiều đến độ gần như chắc chắn xảy ra,
    Vấn đề bạn nói rất hay vì nó cũng liên hệ đến tiến hoá. Nếu tính xác suất ngẫu nhiên thì chẳng bao giờ tiến tới 1 loài phù hợp với điều kiện sống, nhưng nó không ngẫu nhiên mà diễn ra theo hướng có chọn lọc, bên tin học gọi là Genetic Algorithm, khi ta áp dụng algorithm này thì thấy nó diễn ra rất nhanh để đạt đến trạng thái gần như là có designed.
    Quá trình tiến hoá không chỉ diễn ra trong sinh học mà driven force của nó chắc phải nằm ở tầng lớp thấp hơn — hệ vật lý.

    Mình giới thiệu bài này
    https://www.quantamagazine.org/20140122-a-new-physics-theory-of-life/

    Xem cho vui vì có liên hệ tới vấn đề này.

    Thích

  37. Thắc mắc của bạn Phạm Huỳnh Đức Lợi đi lạc bên Tổng Hợp:

    “Vấn đề Ice Berg, Evolt nói rằng: Các nhà khoa học đang đi tới vùng cực để khoan đào lấy mẫu sâu xuống trong lòng đất….

    – 4.5 tỷ năm, sâu bao nhiêu là đủ ?.

    – Điều kiện thời tiết vùng đó không thay đổi trong suốt 4.5 tỷ năm ?.

    – Áp lực của các lớp băng mới sẽ phá hủy các lớp băng bên dưới ?.

    hiện nay các nhà khoa học vẫn còn phải tìm hiểu xem bầu khí quyển ban đầu như thế nào, họ chưa kết luận chắc chắn, và như tôi nói, nó giàu oxi hơn bạn nghĩ…

    The dominant solid material was an insoluble toxic carcinogenic mixture called ‘tar’ or ‘resin’, a common product in organic reactions, including burning tobacco.
    Sản phẩm chính là resin , nhựa đường, vốn dĩ là 1 chất độc.

    Thí nghiệm này chỉ mới tạo ra dc glycine and alanine., vẫn còn 18 loại axit amin khác, vốn dĩ phức tạp hơn rất nhiều.

    Và chưa kể các axit amin này phải gắn kết với nhau.

    Thêm nữa là sự hiện diện của các axit amin tay phải, làm thế nào mà chỉ các axit amin tay trái kết hợp với nhau được ?.

    Ngay cả sự sống đơn giản nhất mà con người thấy dc, cũng phức tạp hơn cả ngàn lần computer mà chúng ta đang xài.. ==> cái này thì tôi hiểu là do dạng sống cơ bản thời sơ khai đã không còn nữa.
    Tôi đã xem clip bạn gửi về thí nghiệm Miller-Urey, và clip, cũng như bạn lẩn tránh 3 vấn đề, chẳng là bạn sợ ko dám đối mặt với 3 vấn đề đó:

    – Thứ 1, Oxi trong không khí, Cyanides và carbon mococide sẽ phá hủy các sản phẩm tạo thành. Clip không đề cập.

    – Thứ 2: Tia lửa điện dùng để gắn các phân tử amino axit, cũng sẽ phân hủy nó.

    – Thứ 3: 100% Miller dùng bẫy để tách Amino xit, hoàn toàn ko trap những chất mà sẽ phá hủy chính axit amin đó. Trong clip của bạn hoàn toàn ko đề cập tới vấn đề này.”

    Đã thích bởi 1 người

    1. Tôi xin trả lời giúp bạn Phạm Huỳnh Đức Lợi cho cái bạn kia

      1. “4.5 tỷ năm, sâu bao nhiêu là đủ ?”—>tôi xin trả lời thẳng là tôi không biết, đây là vấn đề kỹ thuật, chỉ có người tham gia nghiên cứu mới biết được. Nếu bạn muốn con số chính xác, bạn có thể đăng ký tham gia dự án này nếu muốn, qua đường link tôi đã dẫn trong bài

      2. “Điều kiện thời tiết vùng đó không thay đổi trong suốt 4.5 tỷ năm ?.” như tôi hiểu thì bạn hỏi cách đây 4.5 tỷ năm tới nay thì điều kiện thời tiết có thay đổi hay không? Tôi trả lời là chắc chắn có thay đổi vì 4.5 tỷ năm đã trôi qua mà, ngay cả một cục than chì thì qua 4.5 tỷ năm cũng thành kim cương đó thôi. Chắc câu hỏi này có lẽ bạn cũng đã trả lời được. Nhưng đáng tiếc không hề liên quan tới bài viết của tôi.
      Câu hỏi chính xác đáng lẽ bạn nên hỏi là chính xác vào thời điểm nào, chính xác ở đâu và chính xác khi nào điều kiện thời tiết ra sao?

      3. “Áp lực của các lớp băng mới sẽ phá hủy các lớp băng bên dưới ?.” nếu câu hỏi của bạn là đúng thì bắc cực và nam cực sẽ hoàn toàn không tồn tại, bởi vì Bắc Cực bao gồm 100% là băng và Nam Cực cũng phủ rất rất dày. Nếu lớp băng trên đè xuống làm vỡ lớp băng dưới thì đào đâu ra nam cực và bắc cực tồn tại. Mặt khác, nếu bạn nói 2 cực này ngày càng nhỏ đi để ủng hộ ý tưởng của bạn thì xin thưa, ai cũng biết nó nhỏ đi vì trái đất ấm dần lên

      4. “hiện nay các nhà khoa học vẫn còn phải tìm hiểu xem bầu khí quyển ban đầu như thế nào, họ chưa kết luận chắc chắn, và như tôi nói, nó giàu oxi hơn bạn nghĩ…” bạn không tham gia nghiên cứu, bạn không ở trái đất cách đây 4.5 triệu năm, sao bạn biết nó giàu oxi

      5. “The dominant solid material was an insoluble toxic carcinogenic mixture called ‘tar’ or ‘resin’, a common product in organic reactions, including burning tobacco. Sản phẩm chính là resin , nhựa đường, vốn dĩ là 1 chất độc.” bạn vui lòng chỉ ra nguồn của đoạn tiếng anh. Câu này nằm trong đoạn nào, đoạn đó nằm trong bài viết nào, và bài viết đó nói về điều gì. Bạn không thể quăng bừa một câu nào đó lên rùi nói là dẫn chứng được. Và vì đây là một câu không nguồn gốc, nên tôi nghĩ sẽ phí thì giờ để xem xét câu này đúng hay sai

      6. “Thí nghiệm này chỉ mới tạo ra dc glycine and alanine., vẫn còn 18 loại axit amin khác, vốn dĩ phức tạp hơn rất nhiều.” tui đồng ý với bạn là nó phức tạp, rùi sao nữa, bạn đang cố gắng chứng minh được gì?. Mặt khác, trong video clip nói về thì nghiệm của Miller được thế kỷ 21 lập lại, bạn có để ý cái bảng cuối video không, tôi có thể chỉ ra nhiều amino acid hơn là glycine và alanine. Cho nên tôi thật không hiểu, chỉ cần xem đoạn video đó là biết ngày có rất nhiều loại amino acid, tôi còn cẩn thận chụp hình lại. Nhưng có lẽ bạn không xem hết, hay bài viết của tôi bạn đọc không kỹ. Nếu bạn chịu khó đọc lại với một tinh thần khoa học, thì có lẽ bạn đã sáng tỏ nhiều vấn đề rồi

      7. “Và chưa kể các axit amin này phải gắn kết với nhau.” dĩ nhiên nó phải gắn kết với nhau, rùi sao nữa, bạn tính nói về điều gì

      8. “Thêm nữa là sự hiện diện của các axit amin tay phải, làm thế nào mà chỉ các axit amin tay trái kết hợp với nhau được ?.” như tôi đã chỉ ra trong bài, các acid amin L (mà bạn gọi là tay trái) kết hợp với nhau qua con đường dịch mã từ DNA. Còn các acid amin D (mà bạn gọi là tay phải) kết hợp với nhau qua con đường sinh tổng hợp khác. Nếu bạn thắc mắc con đường sinh tổng hợp này là, bạn cứ comment , tôi sẽ gởi sách cho bạn tham khảo. Vì tôi không biết bạn có chuyên ngành sinh học không, nếu không, sẽ thật vô bổ khi giải thích cho bạn hiểu về cô chế sinh học phân tử. Do đó, cách tốt nhất là tôi sẽ gởi sách cho bạn tự đọc và tìm hiểu

      9. “Ngay cả sự sống đơn giản nhất mà con người thấy dc, cũng phức tạp hơn cả ngàn lần computer mà chúng ta đang xài.” ý bạn là bạn đang so sánh sự sống trong sinh học với cái computer à? Làm sao lại có một suy nghĩ như thế được. Nếu một tế bào mà ngừng cung cấp năng lượng, nó sẽ chết, nếu bạn cung cấp trở lại năng lượng, nó vẫn chết. Còn cái computer bạn có thể bật tắt điện bất cứ lúc nào bạn muốn và nó sẽ luôn hoạt động. Vấn đề ở đây không phải là sự tinh vi hay phức tạp giữa 2 thứ. Mà điều tối quan trọng nhất là bản chất của nó hoàn toàn khác nhau

      10. “– Thứ 1, Oxi trong không khí, Cyanides và carbon mococide sẽ phá hủy các sản phẩm tạo thành. Clip không đề cập.

      – Thứ 2: Tia lửa điện dùng để gắn các phân tử amino axit, cũng sẽ phân hủy nó.

      – Thứ 3: 100% Miller dùng bẫy để tách Amino xit, hoàn toàn ko trap những chất mà sẽ phá hủy chính axit amin đó. Trong clip của bạn hoàn toàn ko đề cập tới vấn đề này.” bạn đưa ra 3 vấn đề và nói là tôi né tránh nó. Đầu tiên tôi xin nói rõ cái video clip được làm ra cho những người không chuyên như bạn có thể hiểu được họ đang làm cái gì. Vì thế khi bạn xem thì bạn có thể biết được người ta đang làm thí nghiệm hóa học chứ không phải đang nấu ăn. Do đó, hàng tấn vắn đề đã được bỏ qua trong cái clip đó để bạn có thể dễ dàng theo dõi mà không cần kiến thức sinh học nào nữa. Vì vậy, cái video clip nhằm trả lời câu gỏi dơn giản nhất: được hay không được. Tức là có khả năng tạo ra amino acid từ các khí quyển sơ khai hay không
      Mặt khác, bạn đưa ra 3 vấn đề mà bạn cho là tôi né tránh. Vậy thật sự là do tôi né tránh hay các vấn đề của bạn không hề tồn tại và do bạn nghĩ ra. Chẳng hạn, tài liệu nào nói rằng tia lửa điện dùng để gắn phân tử acid amin đồng thời cũng phân hủy nó, mời bạn dẫn nguồn?; rồi bạn nói “100% Miller dùng bẫy để tách Amino xit, hoàn toàn ko trap những chất mà sẽ phá hủy chính axit amin đó.” nếu đúng như bạn nói thì kết quả sau cùng, Miller phải hoàn toàn không thu được amino acid nào cả chứ, vì bị mấy cái chất “phá hủy” nào đó của bạn tiêu diệt sạch rồi. Lập luận tương tự với câu “Oxi trong không khí, Cyanides và carbon mococide sẽ phá hủy các sản phẩm tạo thành”. Nếu bạn không hề có kiến thực sinh học, cũng chẳng biết gì về hóa học, bạn có thể hỏi như tôi: có thật sự tồn tại các chất phá hủy trong thí nghiệm của Miller hay không, nếu có, thì kết quả phải là con số không chứ? Nhưng ngược lại kết quả cho thấy rất nhiều amino acid xuất hiện.
      Bạn có thể dễ dàng thấy rằng, các vấn đề của bạn mâu thuẫn với kết quả của Miller. Nếu bạn cùng Miller lên diễn đàn khoa học, bạn nói Miller sai vì 3 vấn đề trên; ngược lại Miller làm thí nghiệm để chứng minh mình đúng. Bạn nghĩ người ta sẽ tin ai, tin vào lời nói SUÔNG của bạn hay là kết quả thực nghiệm được THẤY TẬN MẮT của Miller. Do đó, không phải là tôi né tránh vấn đề nào cả, mà đơn giản là tôi không thể nói về những cái không tồn tại

      Như là một người yêu khoa học, tôi sẽ nói không biết nếu tôi thật sự không biết như câu hỏi về “4.5 tỷ năm, sâu bao nhiêu là đủ ?” của bạn. Tôi nghĩ rằng các vấn đề mà bạn chất vấn có thể xuất phảt từ sự mâu thuẫn giữa bài viết của tôi và kinh nghiệm sống của bạn. Bài viết của tôi là dựa vào các chứng cứ và lập luận khoa học. Nhưng kinh nghiệm sống của bạn, tức là những điều bạn tiếp thu được từ xã hội – không phải trong môi trường khoa học thật sự – khiến cho bạn nghĩ rằng điều đó không thể xảy ra. Và bạn đánh giá về một vấn đề bằng kinh nghiệm sống chứ hòan toàn chẳng biết bản chất nó là gì cả.

      Khi nhìn vào comment của bạn, tôi thấy rằng tất cả chỉ là nói suông không dẫn chứng. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng trả lời cho bạn. Và một lần nữa tôi tha thiết rằng : sau này nếu bạn thắc mắc bất kỳ vấn đề về bài viết của tôi, xin hãy đưa ra dẫn chứng từ các nguồn tin cậy (tạp chí khoa học có chỉ số IF cao bằng tiếng Anh https://tools.niehs.nih.gov/srp/publications/highimpactjournals.cfm), điều này là cũng làm theo quy định của trang WEB này nhằm làm cho các comment có chất lượng hơn. Bạn có thể comment bất kỳ lĩnh vực nào, miễn là có dẫn chứng đầy đủ. Nếu bạn vẫn tiếp tục comment không có dẫn chứng và hàon toàn nói suông, tôi sẽ cho đó là các comment vô giá trị

      Thân
      *EvoLit sửa lặt vặt

      Đã thích bởi 1 người

  38. “The dominant solid material was an insoluble toxic carcinogenic mixture called ‘tar’ or ‘resin’, a common product in organic reactions, including burning tobacco. Sản phẩm chính là resin , nhựa đường, vốn dĩ là 1 chất độc.” =====> Tôi tra trên mạng thì biết câu này đến từ các trang tôn giáo chống tiến hóa. Vấn đề là tôi không biết giải thích làm sao cho bạn ấy hiểu rằng không phải nguồn nào cũng có tính chất đáng để tham khảo. Tôi nghĩ rằng bạn ấy sẽ gân cổ lên cãi rằng chỉ vì những trang này chống tiến hóa mà bảo nguồn này không đáng tin cậy hay sao?
    Tôi hiểu rằng Oxi trong không khí cộng thêm tia lửa điện có thể đốt cháy các axit amin thành CO2 và H2O mà CO2 và H2O là nguyên liệu tạo thành axit amin, nó sẽ khiến cho vòng lặp này bất tận.
    Còn tại sao mà có axit amin được tạo ra thì bạn ấy bảo là do cái TRAP trong mô hình. Cái trap này nhốt tất cả axit amin lại tránh khỏi các yếu tố phá hủy nó.
    Tôi muốn hỏi là rốt cuộc cái Trap trong thí nghiệm của Miller dùng làm gì. Chắc chắn một điều nó không thể có khả năng chọn lọc chỉ lưu giữ axit amin mà bỏ những chất khác rồi đấy.
    Bạn có thể cho tôi xin sách viết về con đường sinh tổng hợp các axit amin D và L của cơ thể được không?

    Thích

    1. Link này là bài viết hướng dẫn chi tiết cách tái hiện thí nghiệm Miller-Urey, giải thích cặn kẽ từng thành phần thí nghiệm để làm gì, trap không trap gì bạn có thể từ từ ngâm cứu
      http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4089479/

      Còn về vụ chất độc, họ cố tình ghi “gây ung thư” (carciogenic) và “cũng là sản phẩm của quá trình đốt thuốc lá” là để kéo chúng ta đi tào lao thôi, ta cần nhớ đó là những chất độc cho động vật. Cyanide đc gọi là chất độc vì đó ngăn cản việc lấy oxy của tế bào do tế bào hiện đại CẦN HÔ HẤP, với một tiền tế bào chưa có cơ chế đó, cyanide chẳng là gì. Còn chất gây ung thư – gây lỗi trong ADN tế bào, làm chúng sinh trưởng vô tội vạ thì cơ thể sinh vật mới chết – nếu những tế bào ban sơ chưa có bộ ADN cố định (thậm chí chưa có ADN, có thể đang dùng ARN), và cũng chưa có cơ thể thì sợ quái gì chất gây ung thư? Còn nước cũng là một sản phẩm của việc đốt thuốc lá, chẳng lẽ nó cũng độc?

      Còn vụ con đường sinh tổng hợp L&D aa thì tui thấy chẳng cần thiết đâu, vì đó sinh tổng hợp hiện đại, ko liên quan nhiều đến nguồn gốc sự sống với những đk rất khác.


      8 thêm:
      Lý do các web chống tiến hóa không đáng để tham khảo không phải vì họ chống tiến hóa, mà vì họ THƯỜNG XUYÊN THIẾU TRUNG THỰC.
      + Một mặt, họ hay làm như thuyết tiến hóa chỉ giậm chân tại chỗ từ hồi Darwin, bằng cách dẫn đi dẫn lại câu “không thấy hóa thạch chuyển tiếp” từ năm 1800 hồi đó như thể nó còn áp dụng bây giờ và “con mắt không thể tiến hóa” dù biết rất rõ ý Darwin không phải như vậy. Tuy nhiên…
      + Mặt khác, họ lại chuộng gom thuyết tiến hóa với abiogenesis và big bang, hai hệ thống mới hơn rất nhiều
      Ví dụ tiêu biểu, lướt nhẹ qua trang này, chúng ta thấy hết lời nói dối này đến lời nói dối khác đến lời nói dối khác
      http://apologeticspress.org/apPubPage.aspx?pub=1&issue=1018

      “The existence of these chasms causes the entire theory of evolution to collapse, and that is precisely the reason these chasms are not broadcasted in school curricula: chasms such as the origin of matter as well as the laws which govern it”
      Sự tồn tại của những lỗ hổng làm cho toàn bộ thuyết tiến hóa sụp đổ, đó chính là lí do người ta không công bố những lỗ hổng ấy trong các giáo trình ở trường: những lỗ hổng như nguồn gốc vật chất cũng như nguồn gốc của các định luật chi phối nó”
      Có học thuyết SINH HỌC nào khác phải giải thích nguồn gốc VẬT CHẤT không? Nguồn gốc các định luật VŨ TRỤ? Vì lí do gì đó, học thuyết về đa dạng sinh học như thuyết tiến hóa bị cô lập và phải vác đủ thứ trách nhiệm không thuộc phạm trù của nó. Và dựa vào đâu họ nói vậy? Miller, Jeff (2007), “God and the Laws of Thermodynamics: A Mechanical Engineer’s Perspective,” Reason & Revelation, 27[4]:25-31, April, http://www.apologeticspress.org/articles/3293. Đát gai, tác giả tự dẫn một bài khác của chính tác giả, mà trong đó, hóa ra thuyết tiến hóa sai vì theo tác giả thì Big Bang không giải thích được nguồn gốc năng lượng và vật chất – mà tác giả lôi về thuyết tiến hóa bằng cách uốn dẻo về suy luận điển hình: gọi thuyết tiến hóa là vô thần và thuần vật vất, và gọi bất kỳ ai bàn về vấn đề vũ trụ dù đúng hay sai cũng là nhà tiến hóa. Ngay cả văn hào khoa học viễn tưởng Isaac Asimov cũng đc bỏ thêm chữ “tiến hóa” để níu kéo vào (“Renowned evolutionary science writer Isaac Asimov”) thì bá đạo rồi.

      Đâu chỉ có chỗ đó, gần hết những dẫn chứng là từ những người viết chống tiến hóa khác, cứ dẫn dài dài như thế. Nếu chúng ta chịu đi tới link cuối cùng thì sẽ thường thấy những khẳng định hùng hồn nhưng trần truồng – tìm hoài không thấy đâu những dữ kiện và khẳng định đã được cộng đồng khoa học thẩm định và chấp nhận. Khi có trích dẫn từ các nhà khoa học hay các nguồn uy tín, chúng thường là cũ mờ cũ mịt (1933????) hoặc bị cắt xén, xuyên tạc:

      +”The Encyclopaedia Britannica defines “biopoiesis,” also called spontaneous generation, abiogenesis, and autogenesis (McGraw-Hill Dictionary…, 2003)”
      trong khi đi theo link đến Bách Khoa Toàn Thư Britannica thì không hề có chỗ nào mà abiogenesis còn gọi là spontaneous generation cả, mà chỉ là các bài viết riêng biệt! Đây là sự cố tình nhập nhằng giữa ý tưởng cho rằng sinh vật phức tạp liên tục sinh ra từ môi trường, đã bị bác bỏ, và giả thuyết rằng sự sống ban đầu trên hành tinh có nguồn gốc hóa học và phải rất rất đơn giản. Trong khi đó, đi theo bài viết về abiogenesis trên Britannica, ta thấy họ viết: “Biogenesis được giả định là có sau abiogenesis”, nên không hề có sự mâu thuẫn gì giữa 2 cái này, chỉ là với điều kiện môi trường hiện tại thì abiogenesis khó có thể xảy ra nữa, và không nhà khoa học nào phủ nhận điều đó.
      https://www.britannica.com/science/abiogenesis

      +Họ dẫn “Evolutionist John Horgan conceded that if he was a creationist, he would focus on the origin of life to prove his position, because it

      is by far the weakest strut of the chassis of modern biology. The origin of life is a science writer’s dream. It abounds with exotic scientists and exotic theories, which are never entirely abandoned or accepted, but merely go in and out of fashion (1996, p. 138).”
      Nhưng câu hoàn chỉnh là:
      “If I were a creationist, I would cease attacking the theory of evolution — which is so well supported by the fossil record — and focus instead on the origin of life. This is by far the weakest strut of the chassis of modern biology. The origin of life is a science writer’s dream. It abounds with exotic scientists and exotic theories, which are never entirely abandoned or accepted, but merely go in and out of fashion”
      Dịch lỏng: “Nếu tôi mà là một người theo sáng tạo luận, tôi sẽ thôi tấn công thuyết tiến hóa – vì di tích hóa thạch đã ủng hộ quá mạnh mẽ rồi – mà thay vào đó tấn công nguồn gốc sự sống. Tính đến thời điểm này, nó là điểm yếu nhất trong khung sườn của cỗ xe sinh học hiện đại. Nguồn gốc sự sống là mảnh đất màu mỡ cho các cây bút khoa học với đầy những nhà khoa học kì lạ với những thuyết lạ kỳ. Chúng không bao giờ bị bỏ hẳn hoặc chấp nhận hoàn toàn, mà chỉ lúc nổi lúc chìm.”

      Vậy, họ thấy một nhà tiến hóa nói ‘tiến hóa và hình thành sự sống là hai phạm trù khác nhau, và abiogenesis yếu hơn rất nhiều’, và ngay lập tức cắt xén mất chỗ đó rồi lại tiếp tục trò đánh tráo khái niệm – mặt thớt đến vậy! Chả trách mà ông Horgan đặt tên cuốn sách đó là “The End of Science” – ngày tàn của khoa học.

      +Tệ hơn, câu được cho là của Geogre Wald (từ năm 1954, hồi chống Pháp lần 2 í) “the reasonable view was to believe in spontaneous generation; the only alternative, to believe in a single, primary act of supernatural creation. There is no third position” hoàn toàn không tồn tại
      http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:FO1W-Qv-CmUJ:www.talkorigins.org/faqs/quotes/mine/part1-4.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

      Đây không phải chỉ là một trang cá biệt, phong cách này đã trở thành thương hiệu của những người chống tiến hóa. Vậy, khi mấy bạn kia đưa cho bạn những link từ những trang này, hãy thách thức họ thử một lần đi tới cùng những trích dẫn của một bài viết nào đó, tức là theo hết link này đến link kia, đến khi khẳng định và dữ kiện ban đầu. Nếu họ là người muốn biết sự thật, họ sẽ thấy web chống tiến hóa không đc ngta xem trọng không phải vì chúng chống tiến hóa mà là vì chúng có cách làm việc quá tào lao.

      Đã thích bởi 1 người

    1. Những gì chúng tôi viết có nguồn ngọn, có dẫn chứng, chất vấn trực tiếp những câu viết trong bài gốc.
      Còn câu bạn nói mới là “chả có nội dung gì”. Bạn thấy chúng tôi sai chỗ nào thì cứ chỉ ra nhé 🙂

      Thích

  39. Vậy theo các bạn thì xác suất hình thành sự sống một cách ngẫu nhiên là bao nhiêu ? Vả lại thí nghiệm Miller mới chỉ tổng hợp được vật chất sống chứ đâu đã tạo được sự sống, dù là ở dạng đơn giản nhất ?

    Thích

    1. Và phải chăng thí nghiệm Miller là nỗ lực mới nhất về việc tìm kiếm nguồn gốc sự sống? Nó là nỗ lực đầu tiên. TN phân tích nó chỉ vì nó bị ông Hưng biếm họa. Muốn mới hơn bạn có thể tìm hiểu các công trình của Bill Martin, Mike Russel hay video mình đã dịch ở đây

      Tôi thấy việc tính xác suất lúc này là không phù hợp, vì có nhiều biến chưa rõ, nếu cứ cố tính thì sẽ thành ra những phép chém gió đáng buồn như của Fred Hoyle.

      Thích

  40. Ý tôi muốn nhấn mạnh ở một đặc điểm quan trọng của sự sống là sự sinh sản. Trong khi các vật chất khác, kể cả vật chất hữu cơ, đều đi theo quá trình huỷ diệt, thì sự sống biết sinh sản để duy trì ” sự sống ” của nó. Bí quyết để sinh sản được là gì ? Các thí nghiệm nói trên chỉ tạo được chất có trong sự sống nhưng các chất này vẫn là ” sự chết”, vì nó không sinh sản được. Liệu người ta có thể ” nhân tạo ” được một vật chất sống mà sinh sản được không ?

    Thích

    1. Hello bạn Trí, xin lỗi trả lời trễ. Đúng vậy, một đặc điểm quan trọng của sự sống là sinh sản.
      Bạn có một quan sát đó là sự sống sinh sản để duy trì sự sống của nó, vượt lên cái chết biểu kiến của một thế hệ. Đây là một quan sát rất sắc bén không phải ai cũng có đc.

      Các thí nghiệm trên không tuyên bố tạo ra sự sống, mà là những chất cần (chưa đủ) cho sự sống. Vì ông Hưng nhắm thẳng vào thí nghiệm Miller-Urey nên bài viết này tác giả TN chỉ phản biện về nó. Tuy nhiên nó không phải tiếng nói cuối cùng, đã có nhiều nỗ lực khác, VD như của nhà KH đạt giải Nobel Jack Szostak, bài giảng chi tiết của ông có thể xem ở đây https://www.youtube.com/watch?v=CJ5jh33OiOA

      Nói tóm tắt về mô hình sự sống của Szostak: chúng là những “protocell” (tạm dịch: tiền tế bào) hình thành bởi các axit béo, do tính kỵ nước, liên kết với nhau thành bóng bao bọc lấy những axit nucleic. Vậy việc sinh sản của protocell sẽ bao gồm chia màng axit béo và nhân lên axit nucleic. Màng, như các bóng axit béo, có thể lớn lên bằng việc nạp các axit béo tự do hoặc “hút” của các bóng nhỏ hơn.
      Bạn tham khảo bài báo sau
      https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2926753/
      “We have recently found that the growth of large multilamellar vesicles into long threadlike vesicles, described above, provides a pathway for coupled vesicle growth and division (Zhu and Szostak 2009a). The long threadlike vesicles are extremely fragile, and divide spontaneously into multiple daughter vesicles in response to modest shear forces. In an environment of gentle shear, growth and division become coupled processes because only the filamentous vesicles can divide (Fig. 3). If the initial parental vesicle contains encapsulated genetic polymers such as RNA, these molecules are distributed randomly to the daughter vesicles and are thus inherited. The robustness and simplicity of this pathway suggests that similar processes might have occurred under prebiotic conditions. The mechanistic details of this mode of division remain unclear. One possibility, supported by some microscopic observations, is that the long thin membrane tubules are subject to the “pearling instability” (Bar-Ziv and Moses 1994), and minimize their surface energy by spontaneously transforming from a cylindrical shape to a string of beads morphology. The very thin tether joining adjacent spherical beads may be a weak point that can be easily disrupted by shear forces.”
      Sự nhân lên của acid nucleic thì phức tạp hơn nhiều, có thể xem video sau

      Thích

  41. Chào ngài Evolit,
    Tôi không biết người viết bài này là ai, tuy nhiên, đả kích một bài viết, bài báo của người khác và cả người đó thì có vẻ không được đúng tinh thần khoa học lắm nhỉ ! Tôi không bênh vực phe tiến hóa hay chống tiến hóa khi cả hai đều cùng chưa có các bằng chứng thực thụ củng cố thuyết của mình cả. Thay vì cố gắng moi móc những luận điểm, những câu nói trong bài viết của người khác, thì tôi thiết nghĩ rằng người viết bài nên chủ động viết một bài với đầy đủ chứng cớ, văn phong trung lập để ủng hộ quan điểm của bản thân xem. Có một điều tôi cần nhắc nhở cho người viết bài rằng Thuyết Tiến hóa chỉ là THUYẾT, không phải là định luật hay là tiên đề, người ta có quyền không tin vào một thuyết nào đó nếu bản thân nó giải thích chưa tốt các hiện tượng quan sát được, tôi lấy ví dụ: thuyết nhật tâm hay thuyết địa tâm, thuyết địa tâm từng được bảo vệ bởi giáo hội Công giáo, nó là niềm tin của đa số con người theo Công giáo vào hàng thế kỉ trước, thế rồi Copernicus cho rằng thuyết địa tâm không phù hợp với các quan sát thiên văn của ông, nên ông cho rằng thuyết địa tâm sai và phát biểu về việc mặt trời mới là trung tâm (điều mà sau này người ta gọi đó là thuyết nhật tâm), vào thời đó cả ông và Galilei đều bị xem là kẻ dị giáo, tà ma ,v.v… Chuyện sau này thì chắc tôi không cần phải kể nữa. Điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là gì, đó là có quyền tin hay không tin vào một thuyết nào đó tùy theo quan sát thực tế và khả năng giải thích của thuyết ấy, và thêm một nguyên tắc nữa là nguyên lý lưỡi dao cạo của Ockham, thuyết nào càng giản đơn thì càng giải thích hiệu quả, tôi đang thấy thuyết tiến hóa ngày một dài ra, tiêu biểu là từ thời Darwin đến thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, rồi thuyết tiến hóa trung tính ra đời song song đó, điều đó khiến tôi đang nghi ngờ tính hiệu quả của thuyết tiến hóa qua khả năng giải thích lịch sử sinh giới, trong khi các thuyết khác cũng có thể giải thích nhưng lại đơn giản hơn nhiều. Và điều cuối cùng tôi muốn khuyên ngài Evolit là nếu ngài có đủ thái độ khoa học chân chính, thì khi mang các thông tin ra trình bày thì phải mang cả phần thông tin ủng hộ lẫn phản biện, đồng thời dẫn từ các nguồn có uy tín một chút, đừng chỉ mang có vài dòng thông tin ủng hộ mình như thế. Khoa học sẽ không phát triển được nếu không có phản biện, nhưng cố gắng moi móc, áp đặt thông tin có lợi về phía bản thân là ngụy khoa học

    Thích

    1. “Evolit là nếu ngài có đủ thái độ khoa học chân chính, thì khi mang các thông tin ra trình bày thì phải mang cả phần thông tin ủng hộ lẫn phản biện, đồng thời dẫn từ các nguồn có uy tín một chút, đừng chỉ mang có vài dòng thông tin ủng hộ mình như thế.”

      Chào Sơn An.

      Tôi không cần bạn gọi tôi là ngài, tôi chưa từng được phong tước Hiệp sĩ. Một điều tôi cần là bạn hãy nêu cao tính khách quan như bạn chỉ trích tôi thiếu nó. Bạn đọc 1 bài trong một thư viện đồ sộ, không hề chỉ ra một điểm sai cụ thể nào của nó rồi nhất tề kết luận chúng tôi đang “ngụy KH”, sao bạn dễ dãi về mức độ bằng chứng bạn yêu cầu cho những lời nói của mình đến thế? Những điều bạn nói sẽ có trọng lượng hơn nếu bạn đã đọc khoảng 5, 10 bài trên web, mỗi bài chỉ rõ ra một số liệu tôi dùng sai, một lập luận sơ hở. Việc đọc này t chắc chắn bạn chưa làm, bởi vì đã đầu tư nhiều thời gian để viết comment dài như vậy, bạn chỉ cần bỏ thêm 1 ít thời gian nữa, đọc qua các bài viết khác là sẽ thấy ngay rằng:
      1. Các bài viết trên trang này rất đa dạng. Phản biện có nguyên một chuyên mục, nhưng các bài đưa thẳng bằng chứng cũng rất nhiều. VD điển hình là EvoThink 1, TH cá voi.
      2. Tôi đảm bảo bàn về tiến hóa bằng tiếng Việt chưa trang nào đưa bằng chứng của hai phía nhiều và phân tích kỹ càng bằng EvoLit. Nguyên chùm EvoThink 3,4 bài là những câu hỏi dồn dập thách thức tư duy đa chiều của cả hai phe. Ngc lại, bạn có thể lặn ngụp trong trang của người bị phản biện trong bài này để tìm thử họ có đưa bằng chứng nào ủng hộ tiến hóa không.
      3. Nguồn của tôi toàn là từ các trường ĐH, các tạp chí chuyên ngành, những bên trung lập như viện bảo tàng và bách khoa toàn thư, bạn có thể tự mình kiểm tra mà. Nguồn nào là không uy tín?

      Bởi vì bạn cũng không tìm hiểu kỹ gì cả nên bạn mới đưa ra những lập luận về tính KH của TTH, thuyết hay không thuyết mà t đã dành không dưới 4 bài bàn rất kỹ trong tag khoa học rồi, bạn có thể xem lại để đếm xem có bao nhiêu cái “vài dòng”.

      Cuối cùng, chúng tôi không bắt bạn hay ông Hưng hay bất kỳ ai tin TTH. Chúng tôi bắt quý vị khi nói về KH phải nói dẫn chứng đầy đủ và nói đúng sự thật, không đúng như vậy thì chúng tôi sẽ chỉ trích, chả cần nể nang gì. Muốn gọi bắt bẻ, vạch lá tìm sâu blah blah, mặc kệ quý vị, bản chất việc chúng tôi làm là chỗ nào sai chỉ cụ thể ra là sai thế nào, sai ở đâu, bạn cứ thử làm thế với chúng tôi đi.

      Chào bạn.

      Thích

      1. Chào ngài Evolit,
        Tôi không thể dừng gọi quý ngài là ngài được bởi vì đó là nguyên tắc của tôi. Tôi biết một người như ngài không phải bình thường, nếu xét về học vị thì tôi đoán ngài Evolit ít nhất cũng là M.S . Thế nhưng, tuy không dám nói là kiến thức tôi sâu rộng hơn ngài đây, nhưng ít ra tôi vẫn biết chút ít vặt vãnh về vài điều thú vị của thuyết tiến hóa, tôi xin đưa ra ví dụ trong chính bài của ngài: về thí nghiệm của Stanley-Miller, yes, thế thì tôi biết được điều gì? Cứ cho rằng điều kiện nguyên thủy mà hai nhà khoa học này làm thí nghiệm là chính xác, thì vấn đề(problem) vẫn tồn tại, bản chất amino acid là chất hữu cơ, mà chất hữu cơ có thể cháy được, thế nếu amino acid sau khi được tạo ra lại không bị các tia lửa điện đốt cho cháy thành CO2 và các thành phần khác nhỉ? Sao trong thí nghiệm, hai nhà khoa học đáng kính ấy lại tự dưng thiết kế cái U-TUBE trong bộ thiết bị nhỉ? Phải chăng trong tâm trí hai nhà khoa học ấy, Trái Đất cũng tự thiết kế cho mình một cái U-TUBE để amino acid vừa được tạo thành không bị đốt cháy? Một trang web tự tin rằng mình đưa ra nhiều bằng chứng từ hai phía nhất Việt Nam sao lại bỏ quên chi tiết này nhỉ? Đừng nói là ngài Evolit không biết nhé, vì nếu ngài không biết chuyện này thì tôi xin cạn lời, chào thua các nhà tiến hóa evolutionists. Còn nếu muốn vạch lá tìm sâu bảo tôi dẫn nguồn thì tự đi mua sách về ngâm cứu đi nhé, tên sách và tác giả đây thưa quý ngài :The Origins of Life on the Earth by Stanley L. Miller and Leslie E. Orgel.

        Thích

      2. Hi Sơn An,

        Vụ “ngài” tôi chỉ đính chính là tôi không phải ngài, không thấy nó có ích gì cho tranh luận và đề nghị bạn tập trung vào tranh luận luận điểm cụ thể trong bài. Điều này, bạn đã làm, tôi rất hài lòng và cảm ơn. Còn chữ “ngài” bạn cứ tiếp tục gọi nếu nó thỏa mãn một khao khát bí hiểm nào đó của bạn.

        “về thí nghiệm của Stanley-Miller, yes, thế thì tôi biết được điều gì? ”
        ” It was received as confirmation that several of the key molecules of life could have been synthesised on the primitive Earth in the kind of conditions envisaged by Oparin and Haldane.” – Ý nghĩa của nó là các thành phần then chốt của sự sống có thể hình thành theo mô hình Oparin – Haldane. http://www.simsoup.info/Origin_Landmarks_Miller_Urey.html

        Tôi hiểu ý 1 của bạn là tại sao amino acid hình thành ra không bị cháy. Đây là một câu hỏi chính đáng… nếu như bạn không biết gì về hóa học và thí nghiệm này. Tôi sẽ giải thích tại sao:

        “bản chất amino acid là chất hữu cơ, mà chất hữu cơ có thể cháy được. Thế nếu amino acid sau khi được tạo ra lại không bị các tia lửa điện đốt cho cháy thành CO2 và các thành phần khác nhỉ? ”
        Đầu tiên, không phải chất hữu cơ nào cũng cháy được (VD Carbon tetrachloride CCl4
        dùng để cứu hỏa), cháy được cũng không có nghĩa là cháy dễ dàng, cháy dễ dàng cũng không phải ở dạng nào, nồng độ nào cũng sẽ cháy chỉ với tia lửa điện xẹt qua đầu khi đang ngâm trong nước. Bạn đừng tin tôi, hãy tự kiểm chứng. Bạn cứ quậy một tô nước với nửa gói bột ngọt (Monosodium glutamate, là muối của một amino acid, axit glutamic – Tôi nghĩ đây là cái gần nhất với amino acid mà bạn có thể tìm được, bảo đảm vẫn là chất hữu cơ) sau đó lấy zippo hơ đến khi tô nước bắt lửa nhé.

        _Quan trọng hơn, bạn có biết đến tam giác lửa không?

        Muốn có ngọn lửa phải có đủ 3 yếu tố: nhiên liệu, nguồn nhiệt – tia lửa & oxy. Ngay cả trong bình chữ U đó có là xăng đi nữa nó cũng sẽ không cháy, vì đơn giản trong bình không có oxy. Trong bình không có oxy vì mô hình Oparin – Haldane không có oxy, và thí nghiệm này thử nghiệm các điều kiện của Oparin – Haldane.

        Trong bài ghi rõ
        “Hình vẽ sơ đồ thí nghiệm ở trên bao gồm 4 thành phần chính: bình cầu được đun nóng (1) tạo ra hơi nước, sau đó hơi nước này sẽ đi vào bình chứa hỗn hợp khí có trong bầu khí quyển sơ khai (2) và ở trong bình chứa khí này, một tia chớp điện được tạo ra để kích thích phản ứng xảy ra giữa các loại khí. Sau đó, hơi nước tiếp tục đi qua hệ thống lành lạnh (3) để ngưng tụ hơi nước. Hơi nước ngưng tụ sẽ tập trung vào ống (4) chứa hỗn hợp các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước.
        Thí nghiệm này mô phỏng bầu khí quyển của trái đất sơ khai và kiểm tra xem bầu khí quyển chỉ chứa các khí đơn giản có thể tạo ra các hợp chất hữu cơ phức tạp hay không. Nếu để ý kỹ, chúng ta có thể nhận ra là quá trình mô phỏng này là hầu như lập lại chính xác một hiện tự nhiên rất thường thấy, đó chính là MƯA.”
        Vậy chúng tôi nêu rõ cái bình đó như thế nào, và cũng giải thích luôn thiết kế này nhằm mô phỏng bầu khí quyển và chu kì của nước.

        Vậy chúng tôi bỏ quên chi tiết nào? Làm sao chúng tôi ngờ rằng sẽ có cái võ đoán vớ vẩn thế này:
        “Phải chăng trong tâm trí hai nhà khoa học ấy, Trái Đất cũng tự thiết kế cho mình một cái U-TUBE để amino acid vừa được tạo thành không bị đốt cháy?”

        Dụng cụ thí nghiệm được thiết kế để thỏa mãn yêu cầu của thí nghiệm, chả có gì mà tự dưng. Với những thí nghiệm tiên phong chắc chắn dụng cụ phải kì dị. Như Trái Đất cũng làm gì có cái bình cổ cong xoắn nào, Pasteur vẫn phải làm ra, và thí nghiệm của ông vẫn được công nhận bởi thiết kế thỏa mãn yêu cầu của thí nghiệm.

        Bình Miller-Urey cũng vậy, 1 bình đựng nước để làm biển, bình làm khí quyển, tia lửa điện là sấm sét. Chả có gì phải phòng cháy vì họ đang thử nghiệm giả thuyết “tạo ra acid amin từ nước, CH4, CH3 và CO2”, như nói rất rõ trong bài

        Thật ra nếu bạn tự đọc cuốn mà bạn Google đại rồi gửi cho chúng tôi, tôi đã không phải chỉ ra 2 vết nhọ rành rành này trên mặt bạn, chả phải sâu sắc gì mà phải vạch 😉

        Thích

      3. Chào ngài Evolit,
        Thật tuyệt vời vì sự nhiệt tình của ngài, tuy nhiên nhiệt tình như vậy vẫn chưa thỏa đáng thắc mắc ban đầu mà tôi đặt ra. Ngài giải thích là oxi không tồn tại trong bình chứa, vậy là cực kì chưa thỏa mãn nhé, oxi không tồn tại trực tiếp dạng phân tử nhưng vẫn đầy trong hơi nước bị đun sôi, và khi gặp tia lửa điện thì hơi nước CÓ THỂ bị tách ra các nguyên tử [O] đơn lẻ hoạt động hóa học cực kì mạnh, việc chúng thiêu cháy amino acid vừa mới tạo ra là hoàn toàn khả thi, vả lại tôi muốn nói “cháy” ở đây nghĩa là bị phá hủy(destroy) không hẳn phải là cháy đúng nghĩa với oxy. Tất nhiên là tôi không nói các nhà khoa học ấy giả dối trong làm thí nghiệm, nhưng họ thiếu sót rất nhiều, một thí nghiệm quá sơ khai như vậy chẳng thể nào chứng minh được sự sống sẽ hình thành tự phát từ vật chất không sống trong điều kiện Trái Đất nguyên thủy như vậy như cái kiểu mà cả cánh báo chí cũng như các nhà tiến hóa học đã từng tung hô rần rần một thời. Vả lại mọi vấn đề phát sinh từ cái U-TUBE mà tôi đề cập, Pasteur làm ra bình cổ cong thiên nga nhìn kì cục như vậy là để “cách ly” một cách đúng nghĩa với vi khuẩn trong không khí (lúc ấy mới chỉ là giả thuyết của ông vì chưa có ai chứng minh trước ông cả), nhằm chứng minh vi khuẩn gây thối rữa có nguồn gốc lây truyền từ không khí chứ không TỰ THÂN xuất hiện từ nước thịt đun sôi như người ta quan niệm trước đó và thí nghiệm của Pasteur chẳng phải để mô tả Trái Đất nào cả, nếu như vậy thì cái U-TUBE của Standley Miller cũng là để “cách ly” các amino acid với nguồn tạo ra nó, Stanley Miller, p.83,The Origins of Life on the Earth : “The products of the discharge were condensed by the condenser and washed THROUGH THE U-TUBE INTO THE SMALL FLASK.The nonvolatile [non-gaseous] products REMAINED THERE, but the volatile [gaseous] products re-circulated past the spark.”, mà ở đây tôi sẽ một lần nữa công nhận thái độ tức cười của ngài khi bảo:”Chả có gì phải phòng cháy vì họ đang thử nghiệm giả thuyết “tạo ra acid amin từ nước, CH4, CH3 và CO2””, nếu chỉ thử nghiệm giả thuyết thì sao lại viết ra quyển sách hẳn hoi với cái tựa đề là The Origins of Life on the Earth rồi lại dẫn chứng thí nghiệm của chính ông ta như một sự thật kì vĩ về sự sống tự phát?Còn đây là link mua sách trên amazon nhé:https://www.amazon.com/Origins-Earth-Concepts-Modern-Biolo/dp/0136420745
        Nhân tiện thì với chút kiến thức logic học của bản thân thì tôi có thể nhân xét phần trả lời của ngài Evolit mắc các lỗi ngụy biện sau:
        1.Ngụy biện kết luận ẩu(tôi không có Google đại :))
        2.Ngụy biện tấn công cá nhân ( tôi không có vết nhọ nào trên mặt cả)
        3.Ngụy biện so sánh ẩu (Thí nghiệm Pasteur chẳng liên quan như tôi đã trình bày)
        4.Ngụy biện đưa thông tin sai lệch (Thí nghiệm của Standley không phải chỉ để chứng minh mỗi một việc là chất hữu cơ hình thành trong điều kiện như vậy mà tham vọng chứng minh cả trong điều kiện Trái Đất sơ khai).

        Thích

      4. Chào Sơn An,

        Tôi đồng ý tôi đã không đối xử với bạn đúng kiểu một nhà KH chuẩn mực. Tôi đã đọc được sự chế giễu, tự phụ, đến để dạy đời, không có thiện chí học hỏi ngay từ comment đầu của bạn và tôi đã để mình phản ứng tự nhiên đúng như thế. Thay vì cố gắng thuyết phục, tôi đã chọn phương án lấy cương chọi với cương.

        Bây giờ tôi cũng vẫn sẽ không thuyết phục bạn, tôi chỉ gạt bỏ những cái tôi coi là tấn công để tự vệ, những định kiến và giả định giữa tôi và bạn ra và bám theo dữ kiện. Tôi thấy bạn cũng đã đi về hướng đó nhiều hơn, vậy chúng ta đang cùng hướng. Nếu còn lời lẽ nào mang tính chiến đấu thay vì trao đổi học thuật, bạn có thể nhắc tôi.

        1. Bình không có khí oxy, aa vẫn có thể cháy:
        Chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ một cách KH và nhất quán, đồng ý chứ? Sự cháy vẫn là phản ứng với Oxy phân tử.
        “oxi không tồn tại trực tiếp dạng phân tử nhưng vẫn đầy trong hơi nước bị đun sôi”
        Câu này tôi hiểu theo 2 cách
        _Nguyên tố oxy nằm trong mỗi phân tử nước (tiếp ở mục 2)
        _Oxy sẽ hình thành trong hơi nước bị đun sôi.

        Hiện tôi không có thời gian để đào sâu các báo KH, nhưng dẫn chứng nhanh về ý này:
        Cần một nồng độ oxy cao (tầm 14 -16% không khí trong bình) để chất cháy được
        https://en.wikipedia.org/wiki/Limiting_oxygen_concentration

        Mà bình thì không có oxy, đun nước cũng không sinh ra khí oxy “When water boils, it changes phase, but the chemical bonds between the hydrogen and oxygen atoms don’t break. The only oxygen in some bubbles comes from dissolved air. ” https://www.thoughtco.com/what-are-the-bubbles-in-boiling-water-4109061

        2. Aa “cháy”?
        Vì gần như việc cháy trong oxy phân tử đã bị loại trừ, có thể chuyển vấn đề sang amino acid bị phân rã hay bị oxi nguyên tử tấn công. Bạn cần dẫn chứng “khi gặp tia lửa điện thì hơi nước CÓ THỂ bị tách ra các nguyên tử [O] đơn lẻ hoạt động hóa học cực kì mạnh”, “việc chúng thiêu cháy amino acid vừa mới tạo ra là hoàn toàn khả thi”, có thể dẫn nguồn phổ thông.

        3. “Một thí nghiệm sơ khai như vậy chẳng chẳng thể nào chứng minh được sự sống sẽ hình thành tự phát từ vật chất không sống trong điều kiện Trái Đất nguyên thủy như vậy như cái kiểu mà cả cánh báo chí cũng như các nhà tiến hóa học đã từng tung hô rần rần một thời”

        Trong SGK và các tài liệu chuẩn hiện nay thì thí nghiệm Miller-Urey được xem như bước đầu tiên chứng minh chất hữu cơ quan trọng cho sự sống như amino acid có thể hình thành tiền sinh học, cụ thể là trong đk nêu ra bởi Oparin-Haldane. Nó mang tính cách mạng và được tung hô vì chưa ai làm được như họ trước đó, chứ không phải vì họ tạo ra được sự sống – tôi chưa thấy nguồn nào hay thí nghiệm nào khẳng định điều đó. Đây mới là thí nghiệm đầu tiên, còn rất nhiều thí nghiệm; chỉ tính đến năm 1998 cũng đã có ít nhất 14 thí nghiệm kiểm tra các điều kiện khác (Analysis – National Center for Science Education
        Hình https://ibb.co/4RSrXKy
        https://nature.berkeley.edu/garbelottoat/?p=582). Để có cái nhìn tổng quát hơn bạn có thể đọc bài tổng hợp năm 2013, New Insights into Prebiotic chemistry…, cũng trang trên). Những thí nghiệm như thế này cho thấy sự sống hình thành từ vô cơ trong đk tiền sinh học hay abiogenesis là CÓ THỂ bằng cách test những cơ chế mà sự sống có thể hình thành ở Trái Đất nguyên thủy, qua đó người ta có thêm bằng chứng và các chi tiết để hình dung và nghiên cứu tiếp về nguồn gốc sự sống. Tôi không lạ gì sự phóng đại của báo chí, nhưng tôi không thấy có nguồn khoa học nào, đặc biệt là nguồn KH hiện đại gần đây, khẳng định “thí nghiệm Urey-Miller chứng minh sự sống sẽ hình thành tự phát từ vật chất không sống trong điều kiện Trái Đất nguyên thủy”. Thực tế, tôi thấy các thông tin sẵn có về thí nghiệm đúng với tinh thần trong bài báo KH 2 trang ngắn gọn gốc của Miller ‘A production of amino acids under possible primitive Earth conditions’

        4. Sự so sánh với Pasteur
        Tôi vẫn giữ sự so sánh của mình về dụng cụ thí nghiệm Urey-Miller và Pasteur. Họ đều phải tạo ra dụng cụ mới, không giống với đk bên ngoài để tạo ra điều kiện họ mong muốn để chứng minh một giả thuyết.

        Pasteur không trực tiếp mô phỏng Trái Đất, nhưng ông đã dùng một công cụ để thu nhỏ cả môi trường bên ngoài không giới hạn thành một thứ quan sát được, kiểm soát được. Nhóm Miller cũng cần thu nhỏ một môi trường cực kỳ lớn thành một thứ quan sát được, kiểm soát được. Nếu không, cả hai sẽ không thể làm thí nghiệm. Tôi vẫn không hiểu rõ vấn đề của bạn với ống chữ U là gì? Cái họ muốn mô phỏng là một đại dương cổ đại với đầy methane, CO2 v.v trong không khí, trên trời là sấm chớp. Chất hữu cơ hình thành trong không khí đầy hơi nước, theo nước ngưng tụ thành mưa rơi xuống trở lại đại dương. Cách bố trí thí nghiệm cho bình nhỏ bốc hơi nước (đại dương) đi qua bình lớn chứa khí và tia lửa điện (bầu không khí dưới sấm chớp) rồi ngưng tụ hơi nước đó trở lại bình nhỏ (mưa) không cô lập amino acid sản phẩm khỏi tia lửa điện, bởi lúc hình thành xong chưa được ngưng tụ chúng đã gặp tia lửa điện rồi – chí ít thì cũng không có gì cô lập hơn việc mưa mang chúng trở lại đại dương theo đúng đk muốn mô phỏng. Theo bạn, ở đây có sai lầm gì, làm thế nào thì hợp lý hơn?

        5. “nếu chỉ thử nghiệm giả thuyết thì sao lại viết ra quyển sách hẳn hoi với cái tựa đề là The Origins of Life on the Earth rồi lại dẫn chứng thí nghiệm của chính ông ta như một sự thật kì vĩ về sự sống tự phát?”
        Nguồn gốc sự sống là một CHỦ ĐỀ hay, có nhiều thứ để bàn và rất nhiều người không phải Miller đã viết những cuốn sách tương tự. Dù thông tin về sách rất ít, nhưng tôi tìm hiểu được sách có 229 trang và bàn về nhiều mặt và bằng chứng khác về nguồn gốc sự sống chứ không chỉ thí nghiệm này.
        INTRODUCTION
        1
        GEOLOGICAL EVIDENCE
        16
        The Present Oxidizing Atmosphere
        34
        <Còn 17 mục> https://books.google.com.vn/books/about/The_Origins_of_Life_on_the_Earth.html?id=nrQTAQAAIAAJ&redir_esc=y

        Sách này tôi không có và không có ý định mua. Tôi hiểu là bạn đang có trong tay cuốn sách và đã đọc rồi, bạn có thể trích những đoạn với nội dung bạn nói không?

        Hẹn gặp bạn.

        Thích

Bình luận về bài viết này